Hội đồng thành phố Lund ở phía nam Thụy Điển đã đổ một tấn phân gà vào công viên trung tâm nhằm ngăn chặn khoảng 30.000 người dân tụ tập để tổ chức lễ kỷ niệm truyền thống đêm Walpurgis, hay đêm Phù thủy vào ngày 30/4.
Giới chức thành phố hi vọng, mùi hôi thối khó chịu của phân gà sẽ khiến người dân không tụ tập thành đám đông, giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn đang hoành hành ở châu Âu.
"Thành phố Lund rất có thể trở thành tâm chấn của dịch Covid-19. Bởi vậy, tôi cho rằng đây là sáng kiến tốt", ông Gustav Lundblad, chủ tịch Ủy ban môi trường của hội đồng thành phố nhận định.
"Chúng tôi để phân gà lẫn vào bãi cỏ. Nó sẽ bốc mùi khó chịu nên người dân không thể ngồi uống bia trong công viên. Đây là cách để ngăn mọi người không tới công viên nữa. Nhưng tôi không đảm bảo phần còn lại của thành phố sẽ không bị ám mùi", ông Gustav nói thêm.
So với các quốc gia châu Âu, Thụy Điển lại chọn cách "nhẹ nhàng" để đối phó với đại dịch. Các nước láng giềng Bắc Âu hay phần lớn châu Âu đều áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, thì Thụy Điển bỏ quan điều này. Thay vào đó, chính phủ khuyến khích để người dân nâng cao tinh thần tự giác.
Thụy Điển chỉ cấm những buổi tụ họp với quy mô từ 50 người trở lên. Người dân được khuyến khích nên ở nhà, không ra đường nếu không cần thiết. Trong khi đó, nhà hàng, cửa hiệu, phòng tập gym vẫn hoạt động bình thường.
Lễ hội Đêm Walpurgis hay "đêm của những phù thủy" thường tổ chức vào ngày 30/4 tại khu vực Trung và Bắc Âu. Vào ngày này, người ta sẽ tổ chức các buổi tiệc và lửa trại. Nhưng năm nay, do tình hình dịch bệnh, nhiều thành phố ở Thụy Điển yêu cầu người dân không tổ chức ngày lễ này.
Ngành công nghiệp Du lịch trị giá 8.000 tỷ USD lâu nay hầu như luôn dựa trên nền tảng "màu hồng" với tương lai rộng mở. Ngành Du lịch cũng đã vượt qua không ít thách thức trong quá khứ, kể cả sau vụ khủng bố 11/9/2001 khiến du lịch toàn cầu bị thu hẹp lại 31,6%.
Đại dịch Covid-19 gây tác hại lớn gấp 6-7 lần so với thiệt hại mà ngành Du lịch phải gánh chịu sau vụ khủng bố 11/9/2001 - ông Roger Dow, Chủ tịch kiêm CEO Hiệp hội Du lịch Mỹ nhấn mạnh bức tranh khá ảm đạm của Du lịch Mỹ - ngành công nghiệp vốn tạo ra 2,6 ngàn tỷ USD mỗi năm và hỗ trợ cho 15,8 triệu việc làm.
Đại dịch Covid-19 dẫn tới tình trạng mất các khoản thu, ảnh hưởng rất lớn đến các ngành công nghiệp bao gồm cả Du lịch. Đến nay dù đã sắp tới kỳ nghỉ hè và nhiều nước đang từ từ mở cửa trở lại, nới lỏng bớt quy định giãn cách xã hội nhưng xem ra đa số người dân vẫn "ngại" đi du lịch.
Theo Hiệp hội Du lịch Mỹ, ngành Du lịch nước này mất khoảng 4,6 triệu việc làm cho đến tháng 5 (và có thể vẫn tiếp tục tăng). Một nghiên cứu của Tourism Economics cũng dự đoán Du lịch Mỹ sẽ thiệt hại ít nhất 24 tỷ USD năm 2020.
Trong khi đó Du lịch toàn cầu, theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch Thế giới, có thể mất tới 50 triệu việc làm và bị thu hẹp lại tới 50% so với năm 2019. Số lượng du khách quốc tế cũng được dự đoán giảm từ 1,4 tỷ xuống dưới 1 tỷ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2015 lượng du khách quốc tế giảm xuống mức thấp kỷ lục như vậy.
Rõ ràng các giới chức ngành Du lịch khắp thế giới đều đang muốn người dân dù đang trong đại dịch Covid-19 vẫn mơ về những kỳ nghỉ, những chuyến đi…
Họ sử dụng mọi biện pháp có thể, từ trò chơi may rủi Bingo đến live webcams (truyền video trực tiếp) thu hút nhiều người tham gia, để nhắc nhở rằng vẫn còn đó những điểm đến hấp dẫn đang sẵn sàng chờ đón du khách.
Đồng thời ngành Du lịch cũng cố gắng tận dụng thời gian vắng khách này để tập trung cải tạo, làm mới lại các điểm đến trong nỗ lực vươn ra tiếp cận thêm các du khách tiềm năng.
Ngay tại Công quốc Monaco - quốc gia nhỏ xíu có khoảng 30% cư dân là tỷ phú, triệu phú - cả 4 khu đô thị cũng đang háo hức chờ đón dòng du khách quay trở lại.
"Chúng tôi đảm bảo giữ hình ảnh Monaco trong tâm trí và mơ ước của những người hiện đang trong tình trạng cách ly, đồng thời tiếp tục kế hoạch phục hồi" - Ông Guy Antognelli, Tổng Giám đốc cơ quan Hội nghị và Du lịch của Chính phủ Monaco nêu rõ 2 ưu tiên cho sự phục hồi trở lại theo nguyên tắc của ngành Du lịch.
Cũng như Monaco, các giới chức Du lịch nhiều nước khác đang chuyển sang giai đoạn tiếp theo của kế hoạch phục hồi bằng nỗ lực vươn xa để bắt đầu đưa du khách trở lại khu vực.
"Cần đảm bảo rằng không ai quên chúng tôi" - ông Antognelli nhấn mạnh.
Đó xem ra cũng là ý tưởng cho hầu hết các điểm đến du lịch, nhưng làm sao ngành Du lịch thu hút được du khách khi hiện tại gần như họ chỉ có thể làm việc từ xa? Và làm thế nào để thực thi kế hoạch phục hồi trong tình trạng chưa chắc chắn hiện nay?
Với ngành Du lịch Mỹ, phát ngôn viên Jamie Simpson của Hội đồng Du lịch & Hội nghị Los Angeles thừa nhận: "Đây là những ngày u ám, nhưng chúng tôi tin rằng sau cơn mưa trời lại sáng".
Cách thức thu hút cộng đồng hướng tới Los Angeles trước hết là thông qua các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Cơ quan du lịch khuyến khích người dân Los Angeles đăng hình ảnh bằng cách sử dụng hashtag (thẻ siêu dữ liệu) "#LathroughMyWindow", để làm nổi bật hơn nữa những vẻ đẹp của vùng Nam California.
Các sáng kiến truyền thông xã hội tương tự cũng đang được thực thi tại New York và San Francisco.
Tại thành phố nghỉ dưỡng Reno, bang Nevada và khu vực hồ Tahoe, bang California, giới chức ngành Du lịch quảng bá các tour ảo thông qua "network of live webcams".
Họ cũng khuyến khích các khách sạn và resort chia sẻ thêm hình ảnh và video ra thế giới để "nhắc nhở" về sự hiện diện của mình. Khi có những phản hồi ngợi khen thì đó chính là dấu hiệu phục hồi - phát ngôn viên Cathy Decker của Reno Tahoe nêu rõ.
Nhiều điểm đến hấp dẫn còn làm các tour ảo kỹ lưỡng hơn. Ví dụ như Bảo tàng vườn Vizcaya vốn là một điền trang thời Gilded (cuối thế kỷ 19) trên Vịnh Biscayne gần Miami, đang quảng bá tour 360 độ cho phép người xem nhìn và nghe thậm chí còn nhiều hơn là tự tới đó.
Một số điểm đến còn gộp chung các sáng kiến vào một website. Đồng thời khuyến khích các tín đồ du lịch tạo online buzz ("bão truyền thông") để đăng lại.
Hoặc tạo website có các liên kết đến những sáng kiến truyền thông xã hội và các tour ảo. Qua đây người xem cũng có thể tham gia các trò chơi trực tuyến như kiểu DC's Social Distancing Bingo để kết nối với những gì xảy ra tại nơi khác…
"Hậu trường" kế hoạch phục hồi du lịch là những động thái làm cho các điểm đến "được nhìn thấy" đẹp hơn, sạch hơn và mới mẻ hơn với hy vọng dòng du khách sẽ sớm trở lại các điểm đến ngay sau khi đại dịch qua đi.
Ghi nhận của PV Dân trí từ chiều 30/4, mới bắt đầu có nhiều người dân, du khách ngoạn cảnh bán đảo Sơn Trà và các bãi tắm du lịch nổi tiếng ở Đà Nẵng.
Sau gần một tháng đường lên bán đảo Sơn Trà được chốt chặn để tăng cường biện pháp phòng, chống Covid-19, đến hôm nay (30/4), người dân và du khách mới có thể đi lại, tham quan các điểm dừng chân ở đây. Vẫn chưa có nhiều xe chở khách đoàn như thường thấy trong các kỳ nghỉ lễ, khách lên Sơn Trà chủ yếu là các gia đình, nhóm bạn ở địa phương hoặc các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Thừa Thiên Huế và đi lại bằng phương tiện cá nhân.
Sau thời gian dài thực hiện cách ly xã hội, nhiều người bày tỏ cảm giác thoải mái khi được hoà mình với thiên nhiên, biển trời thoáng đãng ở bán đảo Sơn Trà. Nhiều nhóm khách dừng chân say sưa ngắm biển, hoặc những đàn khỉ, vọoc sống trong môi trường tự nhiên ở đây.
Chị Mai Anh - người dân Đà Nẵng cùng gia đình du lịch dã ngoại ở bán đảo Sơn Trà chia sẻ: "Bình thường, thi thoảng cuối tuần gia đình, bạn bè tôi vẫn lên Sơn Trà chơi, tắm biển. Nhưng cả tháng nay phải tạm dừng. Nên hôm nay nghỉ lễ, nghe nói đường lên đây đã mở cửa trở lại, cả nhà rủ nhau đi ngay. Cảm giác rất thoải mái với không gian bình yên và vẻ đẹp tự nhiên"
Tình hình các khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố dù đã hoạt động lại từ hôm nay nhưng vẫn chưa đón nhiều du khách. Như khu danh thắng Ngũ Hành Sơn vào kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 mọi năm đón hàng ngàn lượt khách, nhưng năm nay chỉ có chưa đến 100 khách, và cũng chủ yếu là người địa phương và các tỉnh lân cận, gần như không có khách đi theo tour của các hãng lữ hành.
Theo ước tính của ngành du lịch Đà Nẵng, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, thành phố chỉ đón khoảng gần 6 nghìn lượt du khách, giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm trước. Các cơ sở lưu trú cũng khá dè chừng trong việc mở cửa đón khách trở lại, vì theo tính toán nếu khách lưu trú quá ít, thì thu không đủ bù chi cho các khoản vận hành cơ sở lưu trú.
Dịp lễ 30/4 năm nay, TP Nha Trang khác hẳn so với mọi năm vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Nhiều khách sạn trên "phố tây" Nha Trang vẫn đóng cửa im lìm, còn một vài nhà hàng mở cửa nhưng vẫn không có khách ghé.
Trên tuyến bãi biển, TP Nha Trang vẫn chưa gỡ lệnh cấm tắm biển, tụ tập đông người. Tại di tích tháp bà Ponagar Nha Trang và danh thắng Hòn Chồng dù mở cửa đón khách trở lại vài hôm nay nhưng thưa thớt khách tham quan.
Sáng cùng ngày, ghi nhận trên đường Trần Phú có một vài nhóm khách từ Tây Nguyên như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột... ghé Nha Trang đi du lịch. Anh H, một du khách đến từ Buôn Ma Thuột cho biết, anh đến Nha Trang dịp lễ năm nay để thăm người thân, kết hợp du lịch sau lệnh nới lỏng "cách ly xã hội".
"Chúng tôi rất muốn được tắm biển nhưng bãi biển vẫn còn bị phong tỏa nên đành chịu. Đây là dịp lễ mà Nha Trang trầm lắng so với mọi năm", anh H. nói.
Hình ảnh đường phố, điểm tham quan Nha Trang vắng vẻ trong dịp lễ sáng 30/4:
Theo ghi nhận của phóng viên tại khu du lịch Bãi Cháy lúc sáng nay (30/4), đường phố thênh thang, thi thoảng mới có vài chiếc xe ô tô vội vã chạy qua. Khu vực Vườn Đào vào dịp này mọi năm du khách chen chân, các khách sạn không còn phòng trống, nhà hàng kín thực khách… thì năm nay tất cả vẫn trong tình trạng im lìm. Khách sạn, quán ăn, cửa hàng… vẫn đóng cửa.
Tương tự tại khu phố cổ nằm gần sát bãi tắm cũng rơi vào tình trạng như trên. Thay vì hàng quán rộn ràng ánh đèn, tiếng nhạc…thì nay tất cả vẫn trong tình trạng không hoạt động. Cửa đóng, bàn ghế xếp gọn gàng, các tủ bày bán hàng được phủ bạt kín mít.
Tình trạng bãi tắm cũng chẳng khá hơn, một dọc bờ biển trải dài nhưng chỉ lác đác vài ba người xuống tắm, hàng quán phục vụ cũng không mở cửa. Nhiều tuyến đường nhỏ dẫn vào bãi tắm còn có những hàng rào được dựng lên nhằm ngăn phương tiện đi vào phía trong.
Bà Trần Thị Thu (60 tuổi, chủ một nhà hàng ở Vườn Đào) cho biết, thực hiện chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh nên đã đóng cửa hàng từ tháng 3 đến nay. Bà Thu cũng cho biết thêm, sau 3/5, tỉnh đã cho đón khách du lịch trở lại nhưng cũng còn phải xem lượng khách trở lại có đông không mới quyết định mở cửa kinh doanh.
Còn theo anh Trần Văn Khanh (40 tuổi, chủ một khách sạn ở đường Hậu Cần), với tình trạng khó khăn do Covid-19 gây ra thì dù tỉnh có cho đón khách du lịch trở lại thì cũng chưa chắc đã kinh doanh bình thường trở lại bởi, khách nước ngoài chưa có mà chỉ có khách nội địa. Trong khi kinh tế thì đang gặp khó khăn.
Trước đó, để đảm bảo công tác phòng chống Covid-19, tránh lây lan trong cộng đồng, UBND tỉnh vào tháng 3 đã tạm dừng không đón khách du lịch. Theo đó các khách sạn, nhà nghỉ và các điểm tham quan đều dừng hoạt động, không được đón khách.
Theo tỉnh Quảng Ninh, tỉnh vẫn tiếp tục tạm dừng đón khách lưu trú du lịch, trong đó yêu cầu các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm chỉ đạo về phòng, chống dịch và tạm ngừng đón khách du lịch từ ngày 24/4 đến hết ngày 3/5.
Từ ngày 4/5, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long sẽ tổ chức hoạt động đón khách tham quan, du lịch trên Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho du khách, không chủ quan, lơ là với dịch bệnh Covid-19, tỉnh này cũng yêu cầu, các bãi tắm trên Vịnh Hạ Long sẽ hoạt động theo phương án điều hành của tổ công tác quản lý bãi tắm. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh dịch vụ trên Vịnh Hạ Long thực hiện nghiêm các quy định biện pháp phòng, chống dịch; đồng thời thường xuyên tuyên truyền cho khách du lịch thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch (đeo khẩu trang, sát khuẩn, đảm bảo khoảng cách an toàn…).
Đồng thời, thông báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện người có biểu hiện nhiễm bệnh. Có hình thức xử lý theo quy định đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch trên Vịnh Hạ Long vi phạm các quy định phòng, chống dịch.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận tại khu du lịch Bãi Cháy: