Thứ Năm, 27 tháng 2, 2020

Quản lý khách sạn ở Hà Nội bật khóc khi cho nhân viên nghỉ việc vì Covid-19

Nữ quản lý khách sạn ở Hà Nội bật khóc khi thông báo cho nhân viên nghỉ việ

Trong đoạn video, người quản lý cho biết, nhiều tháng qua, khách sạn, chuỗi nhà hàng của công ty… không có khách đặt. Mỗi ngày doanh thu của cả hệ thống chỉ được từ 1-3 triệu, trong khi chỉ riêng chi phí tiền điện, nước đã là 200-300 nghìn/ ngày.

Quản lý khách sạn ở Hà Nội bật khóc khi cho nhân viên nghỉ việc vì Covid-19 - 1

Khi đọc thông báo, nữ quản lý nhiều lần phải ngừng lại vì xúc động. Trong khi đó, các nhân viên đứng xung quanh cũng cúi gằm mặt buồn bã.

Trước khi đi đến quyết định khó khăn này, khách sạn đã có 2 tháng vật lộn với các phương án nhằm chống chọi với dịch bệnh và cải thiện tình hình kinh doanh nhưng không đem lại hiệu quả.

"Ở đây cũng buồn vì chúng ta chẳng có khách hàng mà phục vụ. Các bạn có thể về quê tạm lánh, trong thời gian tạm thời là 4 tháng", người quản lý nói.

Theo đó, những người nghỉ việc về quê nhưng cam kết sẽ quay lại làm việc được công ty này hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ tháng, với những người không có quê hoặc vì một lý do nào đó không thể về quê, thì được hỗ trợ mức là 4 triệu đồng/ tháng.

Nữ quản lý buồn bã cho biết "đây là quyết định rất khó khăn", "bước đường cùng" và mong nhân viên chia sẻ cùng công ty. Khi đọc thông báo, nữ quản lý nhiều lần phải ngừng lại vì xúc động. Trong khi đó, các nhân viên đứng xung quanh cũng cúi gằm mặt buồn bã.

Quản lý khách sạn ở Hà Nội bật khóc khi cho nhân viên nghỉ việc vì Covid-19 - 2

Không chỉ riêng các khách sạn, nhiều cửa hàng ăn uống tại Hà Nội cũng "đóng cửa, không hẹn ngày mở lại" vì dịch bệnh. Ảnh: Quân Đỗ

Được biết, đoạn clip trên quay tại một khách sạn nằm trên địa bàn quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Chia sẻ với Pv Dân trí, chị Phạm Thị Hằng, Giám đốc chuỗi khách sạn trên xác nhận, công ty phải đóng cửa vì không có doanh thu nhiều tháng nay.

Khách sạn chị Hằng kinh doanh dịch vụ du lịch và lưu trú với chủ yếu là khách Hàn Quốc, Nhật Bản. Từ khi có thông tin về dịch bệnh, khách hủy phòng hàng loạt, điều này khiến công ty lao đao.

Nữ giám đốc này tính toán, công suất hoạt động phòng phải đạt 80% lấp đầy phòng với được coi là hòa vốn và 20% còn lại là lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều tháng qua, khách sạn không đón được khách nào vì Hàn Quốc, Nhật Bản… đều lần lượt là điểm nóng của dịch bệnh.

"Trong 3 tháng qua, mỗi tháng chúng tôi phải bù lỗ khoảng 7 tỷ đồng tiền chi phí, đến giờ con số thiệt hại cũng đã vượt qua ngưỡng 20 tỷ. Nếu tiếp tục mở cửa mà không có khách, thiệt hại sẽ còn lớn hơn rất nhiều", chị Hằng buồn bã nói.

Quản lý khách sạn ở Hà Nội bật khóc khi cho nhân viên nghỉ việc vì Covid-19 - 3

Một quán bia vắng hoe khách chỉ có nhân viên và chủ quán ngồi ngồi lọt thỏm. Ảnh: Quân Đỗ

Theo chị Hằng, đây là tình cảnh chưa có trong tiền lệ 20 năm kinh doanh của mình. "Đợt dịch SARS năm 2003 cũng không nặng nề, nghiêm trọng bằng lần này. Nếu thời gian tới, dịch bệnh không được kiểm soát, chúng tôi có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sạn, vỡ nợ", chị Hằng nói.

Khó khăn, không có doanh thu là tìnnh cảnh chung của nhiều công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Dịch bệnh Covid-19 bùng phát đang là thách thức lớn đối với ngành du lịch Việt Nam.

Chỉ tính riêng ở Hà Nội, tính đến ngày 17/2 báo cáo nhanh của một số doanh nghiệp lữ hành đã có 19.846 lượt khách quốc tế hủy tour đến Hà Nội, các khách sạn, nhà hàng sụt giảm từ 50-80% doanh thu so với mọi năm.

Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 3 tháng tới, ước tính thiệt hại của ngành du lịch sẽ vào khoảng 5,9 - 7 tỉ USD do những tác động của dịch bệnh.

Trước đó, nghiên cứu của Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) cũng cho thấy, tỷ lệ lấp buồng của các khách sạn ở một số điểm đến thời gian gần đây đã giảm từ 20% đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các điểm du lịch trên cả nước, doanh thu cũng giảm 50% vì không còn khách Trung Quốc, trong khi khách Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã vắng hơn nhiều.

Hà Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét