Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Hồ bơi tạo “sóng thần” khiến hàng chục khách bị thương la liệt

Hồ bơi tạo "sóng thần" khiến hàng chục khách bị thương la liệt

Tai nạn đáng tiếc xảy ra tại công viên nước Yulong Shuiyun ở Long Tỉnh, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, hôm 29/7 vừa qua, khiến 44 du khách bị thương, trong đó 2 người gãy xương sườn phải nhập viện, 1 người gẫy chân.

"Sóng thần" bất ngờ xuất hiện ở hồ nhân tạo khiến du khách bị thương la liệt

Theo điều tra ban đầu, tại hồ bơi sóng nhân tạo ở công viên nước, hệ thống máy tạo sóng gặp trục trặc đã tạo ra "sóng thần" cao 3m, cuốn trôi du khách dưới hồ với lực quét cực mạnh. Hàng chục du khách vì quá bất ngờ không kịp ứng phó nên đều bị cuốn theo dòng nước. Sau sự cố, may mắn không có trường hợp thương vong.

Sự cố xảy ra tại hồ tạo sóng nhân tạo ở công viên nước, khiến 44 người bị thương

Hình ảnh từ đoạn video cho thấy một số bị lật úp xuống nước cùng những tiếng la hét thất thanh. Ngay sau đó, những người bị thương được đưa tới bệnh viện cấp cứu kịp thời. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của các nạn nhân đều ổn định.

Sau sự cố, hồ tạo sóng nhân tạo đã bị đóng cửa để cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, đồng thời công viên nước tạm thời đình chỉ kinh doanh. Theo đại diện từ phía công viên, nguyên nhân sự cố do mất điện làm hỏng thiết bị điện trong phòng điều khiển máy tạo sóng, gây ra sóng lớn trong hồ.

Hiện nơi này bị tạm đình chỉ ngừng hoạt động để tiến hành điều tra

Hồ tạo sóng là một trong những điểm vui chơi thu hút nhất tại khu thắng cảnh vịnh Yulong ở tỉnh Cát Lâm, phía đông bắc Trung Quốc. Khu du lịch này mở cửa từ năm 2015, có nhiều hoạt động hấp dẫn như cầu đáy kính trong suốt, công viên giải trí, hồ bơi tạo sóng, cưỡi ngựa ngoài trời…

Huy Hoàng

Theo News

Nhóm khách Hà Nội “tiết lộ” bí quyết du lịch “thả phanh” ở Phú Yên chưa đến 4 triệu đồng/ người

Mùa hè là khoảng thời gian thích hợp để chúng ta gác lại công việc vài ngày, vác ba lô lên để trốn khỏi cuộc sống xô bồ, đắm mình trong ánh nắng, hít thở không khí trong lành và vùng vẫy thỏa thích trong làn nước biển. Cũng chính vì vậy mà để tìm được một bãi biển vắng người để mặc sức "sống ảo" là một điều… không tưởng.

Chúng tôi đã nghĩ vậy cho đến khi đặt chân đến miền đất Phú Yên – xứ sở hội tụ mọi ưu điểm lý tưởng cho một chuyến du lịch mùa hè: phong cảnh đẹp, ánh nắng chan hòa, nước biển xanh trong, đồ ăn ngon, rẻ và vắng khách du lịch.

Phương tiện di chuyển

Vì thời gian thong thả nên chúng tôi chọn đi tàu từ Hà Nội đến Phú Yên, thời gian tàu chạy là 26 tiếng.

Nếu chọn đi tàu, bạn nên tìm chuyến đi xuất phát vào chiều tối để ngủ qua đêm trên tàu, bạn sẽ đủ tỉnh táo vào ngày hôm sau để tận hưởng trọn vẹn một ngày trên tàu rất thú vị. Chúng tôi đi tàu ghế mềm điều hòa, giá vé hơn 800.000 VND.

Giá vé tàu hỏa từ Hà Nội đến Phú Yên là 800 nghìn đồng

Nơi ở, phương tiện di chuyển tại Phú Yên

Đi nhóm 5 người nên chúng tôi chọn ở phòng dorm của một homestay nhỏ xinh trong thành phố Tuy Hòa, giá phòng 120.000 VND/ người khá hợp lý, lại "bao" nguyên một phòng nên rất thoải mái, thuận tiện.

Hầu hết các homestay đều có kèm dịch vụ thuê xe máy, chúng tôi thuê xe máy số với giá 120.000 VND/ xe/ ngày để tiện di chuyển vì các địa điểm cách nhau khá xa.

Lịch trình

Ngày 1: Bãi Xép – đầm Ô Loan – nhà thờ Mằng Lăng – Gành Đèn – Gành Đá Dĩa

Để ngắm bình minh trên Bãi Xép – phim trường quay phân cảnh trong phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh", chúng tôi xuất phát từ Tuy Hòa lúc 5 giờ. Bình minh trên biển là một trong những cảnh tượng bạn nhất định phải thưởng thức khi đến Phú Yên hay bất kỳ địa danh giáp biển nào.

Đặc biệt, nước biển Phú Yên có màu xanh rất lạ, hòa trộn của nhiều sắc xanh khác nhau sẽ mang đến cho bạn một khung cảnh bình minh vô cùng ngoạn mục.

Bãi biển ở Phú Yên còn rất hoang sơ, nổi bật với màu nước xanh ngắt, bờ cát trắng trải dài

Nếu ra Bãi Xép từ sáng sớm, bạn có thể tranh thủ tắm biển buổi sáng tại đây, bãi biển khá sạch và vắng người, có dịch vụ tắm tráng đầy đủ và có cả những trò chơi cảm giác mạnh trên biển.

10 giờ chúng tôi đến đầm Ô Loan ăn hải sản, có rất nhiều quán hải sản nằm dọc bên bờ đầm để bạn lựa chọn. Sau khi ăn trưa, bạn có thể chọn một quán nước hoặc quán cà phê để "tránh nắng" vì nắng Phú Yên vào buổi trưa khá gắt.

Các quán nước ở Phú Yên thường phục vụ trà sâm dứa mát lạnh cũng tương tự trà đá như ngoài bắc, bạn có thể thưởng thức cả hương vị nước dừa ở đây.

Đầm Ô Loan là nơi nuôi trồng thủy hải sản khá lớn tại Phú Yên

3 giờ chiều chúng tôi lên đường đi đến nhà thờ Mằng Lăng. Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại (xây dựng năm 1892), nhà thờ Công giáo này được coi nhà thờ cổ nhất Phú Yên, và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của Việt Nam.

Sau đó chúng tôi đi đến Gành Đèn và Gành Đá Dĩa để ngắm hoàng hôn. Hai địa điểm này gần sát nhau nên rất thuận tiện.

Gành Đèn là một bãi đá được tạo tác từ những tảng đá hồng nhạt xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên, nổi bật trên đó là ngọn hải đăng màu trắng đỏ. Tuy không có nét kiến trúc nổi bật, cũng không mang dấu ấn thời gian, nhưng hải đăng ở Gành Đèn Phú Yên vẫn đủ để lại ấn tượng trong lòng du khách.

Gành Đá Dĩa (hay Ghềnh Đá Dĩa) cũng là một trong những điểm đến không nên bỏ qua, là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh quan và độc đáo về địa chất ở Việt Nam. Gành Đá Dĩa tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, chồng chất tầng tầng như chồng bát dĩa, nối tiếp trải dài xuống mặt biển. Bãi đá rộng mang màu đen huyền bí, nhìn từ xa như một chiếc tổ ong khổng lồ.

Nếu muốn ngắm hoàng hôn, bạn nên ngắm tại Gành Đèn vì mặt trời sẽ bị che khuất khi đứng tại Gành Đá Dĩa.

Ngày 2: biển Tuy Hòa – Xóm Rớ - Tháp Nhạn

Tắm biển buổi sáng ở biển Tuy Hòa, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến khung cảnh người dân ở đây đi tắm biển và tập thể dục trên bãi biển. Bãi biển Tuy Hòa rất sạch, cát trắng mịn và nước rất xanh.

Bãi biển Tuy Hòa rất sạch, cát trắng mịn và nước rất xanh.

Buổi chiều chúng tôi đi Xóm Rớ, chỉ cách thành phố khoảng 4 km. Vào mùa mưa, bãi đá nơi đây sẽ phủ một lớp rêu xanh mượt thích mắt, nhưng vì đi vào mùa khô nên không được mục sở thị.

Từ Tháp Nhạn có thể nhìn sang núi chóp chài

Một địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp ngay trong thành phố chính là Tháp Nhạn. Tháp Nhạn là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch sử cao của người Chăm và đây cũng là một thắng cảnh tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Từ đây bạn có thể ngắm nhìn thành phố phía dưới và cảnh hoàng hôn buông xuống chân núi chóp chài.

Ngày 3: Mũi Điện – Bãi Môn – Hòn Nưa

Bạn nên dành ra một ngày để đi Mũi Điện, Bãi Môn và các địa điểm khác quanh đây vì chúng cách khá xa thành phố (khoảng hơn 30 km).

Dưới Mũi Điện có bãi gửi xe nằm kế bên bãi biển Bãi Môn, sau khi gửi xe bạn đi theo con đường nhỏ dẫn lên ngọn hải đăng Mũi Điện. Ngọn hải đăng này vốn khi xưa được người Pháp xây dựng từ những năm cuối thế kỉ 19, còn có tên gọi khác là hải đăng Đại Lãnh, trải qua biết bao thăng trầm cùng gián đoạn, đến tận năm 1997 mới có thể đi vào vận hành bình thường với ánh sáng có thể chiếu xa tới 27 hải lý, trở thành điểm chỉ dẫn cho tàu thuyền ngoài khơi.

Leo lên ngọn hải đăng này, bạn sẽ nhìn thấy toàn cảnh phía dưới với bãi đá nhấp nhô hùng vĩ và mặt biển xanh ngắt, bạn cũng sẽ ngắm được Bãi Môn từ vị trí này.

Bãi Môn đẹp hoang sơ và thơ mộng 

Quang cảnh khi nhìn từ ngọn hải đăng

Hải đăng Mũi Điện

Mũi Điện không có dịch vụ ăn uống nên bạn cần chuẩn bị đồ ăn trưa mang theo, hoặc đi tiếp xuống vịnh Vũng Rô ăn hải sản.

3h chiều chúng tôi đi qua Đèo Cả xuống biển Đại Lãnh để đón tàu ra đảo Hòn Nưa. Bạn có thể liên hệ chú Hiệp – 0356727331 để thuê tàu, ngoài ra tàu ở đây khá sẵn nên bạn không cần quá lo lắng về phương tiện di chuyển ra đảo.

Chúng tôi thuê tàu hết 600.000 VND hai chiều, nhờ chủ tàu mua luôn hải sản và thuê bếp nướng BBQ trên bãi biển buổi tối. Đảo Hòn Nưa rất hoang sơ, chỉ có đồn biên phòng và một lán nhỏ của người dân cũng là chỗ tắm nước ngọt. Không có điện và nước ngọt để uống nên bạn cần chuẩn bị đầy đủ nước và sạc dự phòng.

Tàu ra đảo Hòn Nưa

Nước biển ở Hòn Nưa rất trong, có thể nhìn thấy đáy. Bạn có thể lặn ra xa để ngắm san hô và bắt nhum biển. Buổi tối chúng tôi mượn được lều của đồn biên phòng để cắm ngoài bờ biển, nướng BBQ và ngắm bầu trời đầy sao.

Vì đi vào giữa tuần nên trên đảo chỉ có mình chúng tôi. Nếu bạn đi vào cuối tuần, rất có khả năng bạn sẽ phải chia sẻ bãi biển với nhiều khách du lịch khác.

Ngày 4: Hòn Nưa

Chúng tôi dành cả buổi sáng ở Hòn Nưa để ngồi trên bãi đá thưởng thức cảnh mặt trời trên mặt biển, sau đó gọi chủ tàu quay lại đón và đi xe máy quay trở lại Tuy Hòa, chuẩn bị chiều lên tàu về Hà Nội.

Cột mốc đánh dấu ranh giới giữa Phú Yên và Khánh Hòa

Ẩm thực

Đến Phú Yên bạn có thể mua đồ ăn nướng BBQ trên đảo Hòn Nưa và thử trải nghiệm cắm trại qua đêm

Đồ ăn ở Phú Yên khá ngon và rẻ, tuy nhiên không quá đa dạng. Bạn có thể thưởng thức cơm gà Phú Yên ở 189 Lê Thánh Tôn, những quán chè vỉa hè chỉ với giá 5000 VND, bánh xèo, bánh hỏi, bánh bèo dưới chân Tháp Nhạn, hạt đác rim…

Chi phí ăn uống của chúng tôi khoảng 1,7 triệu VND /người trong 4 ngày, tính cả tiền vé tàu, tổng chi phí cho chuyến đi 4 ngày chỉ khoảng 3,2 triệu đồng/ người.

Ái Linh

Đi ăn hàng nhớ nghiên cứu kỹ menu để không bị "móc túi" vì những chiêu trò này của chủ quán

Khi đi ăn ở nhà hàng, có những người sẽ chẳng để ý đến giá cả nên cứ vô tư gọi rồi đến lúc thanh toán mới méo hết cả mặt; nhưng lại có những người căn ke rất chi li và cho rằng mình cực kỳ sành sỏi nên toàn được ăn ngon với giá hời. Tuy nhiên, đó chỉ là các khách hàng nghĩ như vậy thôi chứ còn phía nhà hàng thì họ "cao tay" hơn nhiều khi luôn có chiêu thức khiến khách dự định chỉ chi 1 nhưng đến lúc trả tiền sẽ luôn là 2 hoặc 3. Tất cả đều thể hiện trong thực đơn.

Đi ăn hàng nhớ nghiên cứu kỹ menu để không bị móc túi vì những  chiêu trò này của chủ quán - Ảnh 1.

Chiếc thực đơn của nhà hàng chính là chiêu bài chính để "móc túi" khách nhiều hơn đấy mọi người.

Món đắt nhất luôn để ở trên đầu

Hầu hết khảo sát chỉ ra rằng, mắt của khách hàng thường bị thu hút đầu tiên vào góc trên bên phải cuốn thực đơn. Nhiều nhà hàng sẽ đặt tại vị trí này một món ăn đắt tiền, với thiết kế cầu kỳ hoặc kèm theo hình ảnh. Món này có tác dụng như một cơ sở để tạo ra sự so sánh. Khách hàng sẽ không mua nó mà đi tìm một thứ gì đó rẻ và hợp lý hơn.

Điều này sẽ khiến cho những món ăn khác mà thực khách tìm thấy giống như một món hời. Họ sẽ nghĩ rằng: "Ồ, món này rẻ hơn mà trông cũng hấp dẫn thì tại sao không thử nhiều nhiều một chút". Cứ như vậy, từng món, từng món được gọi ra với số lượng không cần quan tâm, vì nó rẻ mà khiến cho nhà hàng phải liên tục làm việc mới đủ phục vụ.

Đi ăn hàng nhớ nghiên cứu kỹ menu để không bị móc túi vì những chiêu trò này của chủ quán -  Ảnh 2.

Loại bỏ ký hiệu tiền, chỉ để lại những con số

Những ký hiệu tiền như VNĐ hay USD luôn tạo ra dấu ấn khó quên với thực khách rằng họ đang tiêu tiền. Vì thế, trên menu đồ ăn, thay vì để con số "90.000 đồng" thì nhà hàng chỉ để "90.000" hoặc "30". Thậm chí một số nơi còn không có dòng chấm dẫn nối từ món ăn tới giá tiền để thực khách có thể tập trung hơn vào các món ăn thay vì chỉ nghĩ đến số tiền sắp phải bỏ ra.

Theo nhiều nghiên cứu thì chỉ một thao tác nhỏ này thôi, các nhà hàng cũng có thể khuyến khích thực khách chi tiêu nhiều hơn tới 30% so với việc không bỏ ký hiệu tiền tệ. Vậy cho nên, mọi người đi ăn phải ghi nhớ điều này nhé.

Đi ăn hàng nhớ nghiên cứu kỹ menu để không bị móc túi vì những chiêu trò này của chủ quán - Ảnh 3.

Luôn gắn những những best selling, top 5, hot bowl vào tên đồ ăn

Không chỉ có người Việt mà tất cả mọi người trên thế giới này đều có tâm lý đám đông. Vậy cho nên việc sử dụng những cụm từ như "bán chạy nhất, top ngon nhất, một trong những món ngon nhất" sẽ kích thích thực khách gọi món đó nhiều hơn bình thường. Vấn đề tâm lý này được gọi tên là: "Nhiều người thích nó, có lẽ tôi cũng nên như vậy".

Mặc dù các món ăn được gắn dấu đặc biệt này cũng rất ngon nhưng đôi khi phía nhà hàng muốn giới thiệu thực đơn mới nhưng chưa biết cách nào thì họ cũng có thể chọn cách này. Khách hàng thì thường không để ý lắm tới điều này cho nên cứ thế gọi thôi. Và nhà hàng thì với chiêu thức này đã thành công hơn cả mong đợi.

Đi ăn hàng nhớ nghiên cứu kỹ menu để không bị móc túi vì những chiêu trò này của chủ quán - Ảnh 4.

Mô tả món ăn một cách chi tiết

Việc dùng nhiều mỹ từ để miêu tả món ăn sẽ mang đến hiệu quả cực kỳ lớn. Nội dung này không cần quá dài dòng và thường đánh vào những từ khóa như: "tươi, sống, mọng nước, giòn, cay, ngọt…"

Ví dụ, một nồi lẩu cay được miêu tả như sau: "Nước dùng đậm đà được chiết từ xương tươi, thêm ớt Mexico chất lượng cao. Đồ ăn kèm có tôm sú căng mẩy, mực giòn ngọt, thịt bò nhập khẩu cùng các loại rau tươi sống theo mùa. Bí quyết của chúng tôi chính là gia vị truyền thống được chắt lọc qua nhiều đời tạo nên một nồi lẩu cay thơm ngon nức tiếng". Nếu đang là cuối giờ chiều và cả công ty đang đi liên hoan mà đọc được những điều này thì chắc là khách hàng phải gọi ngay lập tức chứ còn gì nữa nhỉ.

Đi ăn hàng nhớ nghiên cứu kỹ menu để không bị móc túi vì những chiêu trò này của chủ quán - Ảnh 5.

Sử dụng thủ thuật trong chọn đĩa, cốc

Ở các nhà hàng hạng sang, đầu bếp luôn phục vụ đồ ăn trong những chiếc đĩa cực lớn. Điều này được giải thích là do tâm lý thực khách sẽ nghĩ mình vẫn đói bụng khi ăn quá ít nên sẽ gọi thêm đồ hoặc ăn đồ tráng miệng với kích thước lớn hơn. Trong khi đó, với các nhà hàng buffet thì lại chuyên dùng đĩa nhỏ vì lại khiến thực khách cảm thấy no hơn do đồ ăn được chất cao như núi trên chiếc đĩa đó.

Còn về những chiếc cốc, thực khách có xu hướng uống hết bia nhanh hơn nếu cốc đựng có thân cong, thay cho cốc thẳng đứng. Não bộ thường ước tính đồ uống còn lại bao nhiêu nhờ độ cao của chất lỏng trong cốc. Với dạng cốc thân tròn thu nhỏ dần về đáy, miệng sẽ rộng hơn, khiến thực khách khó đánh giá mình uống hết bao nhiêu nên cạn ly nhanh hơn. Do đó, họ sẽ gọi thêm nhiều bia hơn.

Đi ăn hàng nhớ nghiên cứu kỹ menu  để không bị móc túi vì những chiêu trò này của chủ quán - Ảnh 6.

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ? - 1
Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Cơ quan chức năng tháo dỡ hàng quán tự phát ở đỉnh đèo Ô Quy Hồ

Anh Bùi Đình Quyết- một "thổ công" ở Sa Pa cho biết đã liên lạc với các chủ quán cà phê, đồ nước trên đèo này và được xác nhận việc phải tháo dỡ quán. Tiếc nuối, Quyết cho rằng sẽ không còn những bức ảnh triệu view nơi con đèo huyền thoại này nữa. Ô Quy Hồ vốn được mệnh danh là "tứ đại đỉnh đèo"- 1 trong 4 đỉnh đèo hùng vĩ nhật Việt Nam.

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ? - 2
Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Từ rất lâu đã có những căn lều nhỏ của người Thái, người Mông dựng lên ven đèo, đua ra hẳn phía ngoài bờ vực để có view đẹp và được gia cố khá chắc chắn. Từ những quán nước ven đường ấy, có thể bắt trọn sự hùng vĩ của con đèo này. Vào những ngày có biển mây, nơi đây chẳng khác gì chốn bồng lai tiên cảnh. Những bức ảnh triệu view cũng từ nơi này mà ra.

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ? - 3
Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Đến đỉnh đèo này, ngồi ngắm mây bay, nhâm nhi miếng thịt trâu gác bếp quết tương ớt Mường Khương cay xè rồi nhấp một ngụm trà nóng nó mới phiêu làm sao. Còn có cả cơm lam nếp nương, thịt nướng thơm lừng nữa. Cái thứ cảm xúc phiêu diêu, tự tại ấy đã trở thành đặc sản Sa Pa, trở thành biểu tượng linh hồn của con đèo kỳ vĩ này.

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ? - 4
Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Nhưng lật ngược lại vấn đề Bùi Đình Quyết cũng cho biết: Khoảng 2 năm trở lại đây, du khách tới Sa Pa ngày càng đông, nhu cầu check in ngày càng nhiều. Thế là người người làm du lịch, nhà nhà làm hàng quán, không ai bảo ai, đua nhau dựng cọc thép, sàn gỗ, tự xây dựng hàng loạt những quán, chòi mới. Có tới 30 quán với đủ các thể lại phong cách được xây dựng ở đây, xấu đẹp khác nhau.

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ? - 5
Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Chỗ xây dựng nhiều quán nhất nằm trên tuyến quốc lộ 4D, phương tiện giao thông đi lại nườm nượp. Khu vực dựng lều, quán check in nằm ngay khúc cua  khuất và dốc nhất, khá nguy hiểm.

Trong khi trước đó, trên đèo này chỉ có vỏn vẹn 3-4 quán, tất cả được làm bằng gỗ, rất hòa hợp với thiên nhiên.

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ? - 6
Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Bùi Đình Quyết và nhiều du khách khác dù tiếc nuối nhưng cũng đồng tình với việc chính quyền giải tỏa hàng quán khu vực này vì nguy cơ gây mất an toàn quá cao.

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ? - 7
Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Quyết cũng khẳng định: Khách vẫn thoải mái lên đèo Ô Quy Hồ và chính ở nơi hàng quán bị giải tỏa, view đẹp vẫn còn đó, bãi đất trống vẫn còn đó, khách vẫn có thể đứng chỗ đẹp nhất để check in, săn mây, chỉ có điều không có cơm lam, thịt nướng để nhâm nhi thôi.

Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ? - 8
Vì sao điểm check in sống ảo đẹp nhất Tây Bắc bị tháo dỡ?

Ngoài ra, vẫn còn nhiều điểm check in đẹp mê ly ở khu vực này nhưng khu cổng trời (đỉnh tiếp giáp giữa Sa Pa và Lai Châu), khu cầu kính Rồng Mây sắp khai trương vào ngày 2.9 tới đây và hàng trăm điểm check in ven đường lên đèo Ô Quy Hồ, hay những điểm tham quan tuyệt đẹp ở Sa Pa.

Theo Thuý Hà

Báo Văn hoá

Nữ hành khách bị chỉ trích ích kỷ khi giữ chỗ kiểu kỳ quặc

Hình ảnh chụp tại một chuyến tàu điện ngầm ở Singapore ngày 25/7 vừa qua, với điểm đến là trạm Novena MRT. Đó là một chuyến tàu chật chội, rất đông hành khách, nhưng tất cả đều chú ý tới một vị khách lạ.

"Khi mọi người lên tàu, tôi thấy cô ấy mang theo một chiếc vòng và đứng bên trong. Dù tàu rất chật, nhưng không ai dám bước chân vào bên trong. Tôi thấy buồn cười khi tất cả đều chen lấn chật chội, còn cô ta như thể tự hưởng không gian riêng", một vị khách chứng kiến trên tàu cho biết.

Nữ hành khách bị chỉ trích ích  kỷ khi giữ chỗ kiểu kỳ quặc - 1
Mang vòng lên tàu để đứng cho thoải mái

Khi hình ảnh được chia sẻ lên mạng xã hội, phần lớn ý kiến phản đối và cho rằng đó là hành động giữ chỗ ích kỷ ở nơi công cộng.

Trước đó không lâu, một sự việc cũng xảy ra trên chuyến tàu điện ngầm ở Singapore thu hút sự chú ý từ dư luận.

Theo lời kể của các vị khách, một bé trai tầm 5 tuổi ngồi cạnh người phụ nữ trung niên. Cậu bé trong trạng thái buồn ngủ nên liên tục dựa vào người bên cạnh khiến bà tỏ ra rất khó chịu. Nhìn thấy cảnh tượng đó, cha mẹ em bé không có hành động nào để nhắc nhở con.

Nữ hành khách bị chỉ trích ích kỷ khi giữ chỗ kiểu kỳ quặc - 2
Vị khách chĩa tăm nhọn để cậu bé không ngả người về phía mình

Để ngăn đứa bé chạm vào mình, người phụ nữ vòng tay, trong khi tay phải cầm chiếc tăm nhọn. Thấy vậy, cha mẹ em bé đi cùng đề nghỉ đổi chỗ nhưng vị khách này từ chối và nhất quyết cầm "vũ khí" bảo vệ trong tay. Cuối cùng, em bé được đổi sang chỗ ngồi mới.

Một số người nhận định đó là hành động đúng đắn vì người phụ nữ có quyền tự bảo vệ không gian riêng tư, trong khi phần lớn lại ý kiến chỉ trích vị khách "vô tâm". Bên cạnh đó, sự thiếu trách nhiệm của bố mẹ em bé đi cùng cũng là câu chuyện được nhiều người tranh cãi.

Quốc Việt

Theo Asiaone

Nghỉ dưỡng ở biệt thự sang chảnh, đoàn khách ăn trộm từ khăn tắm tới máy sấy

Nghỉ dưỡng ở biệt thự sang chảnh, đoàn khách ăn trộm từ khăn tắm tới máy sấy

Sự việc xảy ra tại một biệt thự sang trọng ở Sukawati thuộc đảo Bali, Indonesia hôm 28/7 vừa qua. Sau khi làm thủ tục check out, đoàn du khách gồm 9 người mang quốc tịch Ấn Độ bị nhân viên phát hiện ăn trộm rất nhiều món đồ thuộc tài sản sở hữu của biệt thự này.

Nghỉ dưỡng ở biệt thự sang chảnh, đoàn khách ăn trộm từ khăn tắm tới máy sấy - 1

Đoạn video đáng xấu hổ ghi cảnh các nhân viên mở hành lý của đoàn khách, lấy ra những món đồ bị ăn trộm, từ khăn tắm, đồ dùng nhà vệ sinh, máy sấy tóc, cho tới nhiều vật dụng trang trí.

Nghỉ dưỡng ở biệt thự sang chảnh, đoàn khách ăn trộm từ khăn tắm tới máy sấy - 2
Nhân viên khách sạn kiểm tra hành lý của khách để tìm những món đồ bị đánh cắp

Cũng trong video, người xem có thể thấy một người trong đoàn tỏ ra phẫn nộ vì cho rằng việc kiểm tra sẽ làm họ tới sân bay muộn và trễ chuyến. Trong khi đó, một người khác hét lớn "Tôi sẽ trả tiền".

Nhân viên khách sạn tiếp tục kiểm tra túi đồ và phát hiện thêm nhiều món khác bị cất giấu bên trong. "Tôi biết các anh có nhiều tiền, nhưng đã ăn trộm đồ của khách sạn. Đó là hành động không thể chấp nhận", một nhân viên lên tiếng.

Nghỉ dưỡng ở biệt thự sang chảnh, đoàn khách ăn trộm từ khăn tắm tới máy sấy - 3
Nhiều đồ trang trí, phụ kiện trong khách sạn bị du khách cất giấu kín

Trên trang Facebook chính thức của cảnh sát khu vực Sukawati cũng chia sẻ những hình ảnh về các món đồ bị đánh cắp, bao gồm máy sấy tóc, khăn tắm, móc treo quần áo cho tới hộp đựng xà phòng.

"Nhóm du khách đã thừa nhận lỗi sai và gửi lời xin lỗi, đồng thời trả lại các món đồ lấy cắp. Họ cũng bồi thường các vật phẩm không được tìm thấy", đại diện cảnh sát Sukawati cho biết.

Sự việc khiến dư luận Ấn Độ hết sức phẫn nộ. Nhiều người đã lên các trang mạng xã hội bày tỏ sự đáng tiếc về sự việc kể trên.

"Hành vi ăn cắp là việc rất đáng xấu hổ. Mỗi người khi mang hộ chiếu quốc gia bên mình, phải luôn nhớ chúng ta là đại sứ của mỗi nước và biết cư xử cho phù hợp", một ý kiến bày tỏ.

Hoàng Hà

Theo News

Khe nước "ngày nắng lạnh co ro" níu chân du khách

Khe nước Mọc ở Con Cuông, Nghệ An nằm đơn lẻ tại một bản làng là điểm níu chân rất nhiều du khách khắp nơi tìm về. Những ngày cuối tuần hay dịp lễ, có khi cả ngàn người đổ về đây tắm mát dù diện tích khe nước chỉ lớn hơn cái ao làng. 

Khe nước ngày nắng lạnh co ro níu chân du khách - 1

Nếu các con khe thường được tạo ra từ dòng chảy của suối thì khe nước Mọc cũng giống như một cái... ao. Đó là một vùng trũng đơn lẻ, không bắt nguồn trực tiếp từ dòng chảy nào mà bởi nguồn nước được phun lên từ sâu trong lòng đất.

Gặp vùng đất được kết cấu bởi những tảng đá tự nhiên lớn tạo lên những khe nước và dòng chảy đẹp mê hồn. Lại thêm trên bờ có những cây cổ thụ nghiêng nghiêng bóng, nước trong xanh tạo làm nên phong cảnh hùng vĩ trong một không gian nhỏ gọn. 

Khe nước ngày nắng lạnh co ro níu chân du khách - 2

Vẻ đẹp kỳ lạ, tự nhiên của khe nước Mọc chưa dừng lại ở đó. Người Kinh gọi khe nước Mọc với lý do nước từ đất "mọc" lên thì người dân tộc Thái nơi đây lại gọi là khe Tạ Bó, nghĩa là khe nóng lạnh. 

Vào mùa hè nóng bức, khi vừa đặt chân xuống nước khe, nhiều người sẽ phải co mình lại, hét toáng lên vì lạnh. Phải lấy hết dũng khí để đưa người xuống hay làm liều "nhảy" cái ùm thì mới có thể vượt vùng vẫy ở khe nước này.

Khe nước ngày nắng lạnh co ro níu chân du khách - 3

Một không gian tự nhiên xanh mướt, hùng vĩ tại một con khe có nguồn nước từ dưới lòng đất tràn lên

Trên bờ, hay trên những tảng đá luôn có người ngồi ôm gối co ro khi nhúng nước khe vì lạnh dù thời tiết những ngày nắng nóng ở đây có thể lên đến gần 40 độ C. 

Ngược lại, vào mùa đông lạnh giá, nước tại con khe này lại rất ấm, kéo nhiều người đổ về tắm nóng. Thế nên quanh năm, lúc nào con khe này cũng có sức hấp dẫn với cả người dân địa phương lẫn khách du lịch, tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, náo nhiệt hiếm thấy nơi một bản làng ở vùng cao. 

Khe nước ngày nắng lạnh co ro níu chân du khách - 4
Khe nước ngày nắng lạnh co ro níu chân du khách - 5

Nhiều năm nay, đáp ứng nhu cầu của du khách, nơi đây còn có các món ăn đặc sản của người Thái như gà nướng, xôi nếp cẩm, nộm hoa chuối rừng, cá mát... Ăn vào vừa ấm vừa no sau khi vùng vẫy dưới dòng nước. 

Khe nước ngày nắng lạnh co ro níu chân du khách - 6
Khe nước ngày nắng lạnh co ro níu chân du khách - 7

Các món ăn đặc sản của người Thái: Gà nướng, xôi nếp cẩm, nộm hoa chuối rừng

Cũng có nhiều ý kiến, có thể do nhu cầu ngày càng lớn, để đáp ứng kịp nên các món ăn ở đây từ nguyên liệu đến cách chế biến ít nhiều bị phai vị của "thuở ban đầu". 

Hoài Nam