Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2020

“Phố Nhật Bản” đìu hiu trong mùa dịch Covid-19

TPHCM: Trả mặt bằng, sang nhượng quán, "phố Nhật Bản" đìu hiu mùa dịch Covid-19

Rất nổi tiếng với khung cảnh đậm chất Nhật Bản, những con hẻm ở khu vực đường Thái Văn Lung, Lê Thánh Tôn, Ngô Văn Năm (quận 1, TPHCM) ngày thường luôn tấp nập du khách, người Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại TPHCM… tìm đến vui chơi, chụp ảnh, thưởng thức ẩm thực.

Bạn Tomoya (19 tuổi, quốc tịch Nhật Bản) đang làm nhân viên tại một quán ăn trong khu phố Nhật Bản chia sẻ: "Nhà mình bên kia thuộc tỉnh Mie, cũng có một trường hợp nhiễm corona nên cũng rất lo lắng. Bên đấy chúng tôi kết nối với nhau bằng mạng Yahoo, không như facebook ở Việt Nam. Những người bạn của chúng tôi nói bên đó giờ dừng mọi hoạt động, các sự kiện tập trung đông người đều hủy. Tôi thấy mình may mắn khi ở Việt Nam vì rất an toàn, bố mẹ tôi cũng chuẩn bị sang Việt Nam và tôi mong họ được nhập cảnh".

Đồng nghiệp của Tomoya, bạn Vũ Văn Cường cho rằng: "Trước thời điểm dịch thì một ngày có khoảng hơn trăm khách nhưng hiện tại chỉ hơn 60 khách một ngày. Quán ăn mình đa phần phục vụ cho người Nhật nên cũng rất ảnh hưởng bởi đợt dịch này. Tuy nhiên mình thấy người Nhật vào quán khá thoải mái cởi bỏ khẩu trang vì cho rằng Việt Nam chống dịch khá tốt, nên họ rất yên tâm".

Một nhân viên chào khách của một quán ăn cách đó không xa thì cho rằng tình hình quán hiện tại khá khó khăn. "Tối qua tụi em chỉ có 3 khách, giờ người ta chỉ đi ăn riêng lẻ, chứ không tụ họp, bù khú bạn bè như lúc trước. Khách vào quán thì ăn rất nhanh rồi rời đi. Khách giảm nhưng chi phí không giảm khiến tụi em là nhân viên cũng thấy xót cho chủ", nhân viên trên chia sẻ.

Một quán ăn kiểu Nhật đóng cửa, trả mặt bằng trên đường Ngô Văn Năm
Người Nhật sống trong khu phố giờ cũng e dè hơn khi ra đường cũng như đến la cà ở các hàng quán
Không tính buổi tối, chỉ việc ăn trưa thôi thì  ngày thường những con hẻm này tấp nập người dân , nhân viên văn phòng đến đây ăn trưa

Không tính buổi tối, chỉ việc ăn trưa thôi thì ngày thường những con hẻm này tấp nập người dân, nhân viên văn phòng đến đây ăn trưa

Ngày thường nơi đây là địa điểm chụp ảnh check-in của các bạn trẻ, nhưng những ngày có dịch thì khá thưa vắng

"Ngày thường đông nhất là các bạn trẻ đến đây chụp ảnh sống ảo. Tụi mình cũng hay thấy các cặp đôi đến đây chụp bộ ảnh cưới nhưng bây giờ thì ít lắm", một nhân viên spa cho biết.

Từ khi có dịch, doanh thu của các hàng quán ở đây giảm hẳn vì lượng khách không như trước

Phong cách trang trí khá đặc trưng của khu "Japan town" ngày thường thu hút nhiều người đến đây trải nghiệm ẩm thực, chụp ảnh

Bây giờ thì nó trở nên vắng vẻ lạ thường
Giờ trưa nhưng bên trong một quán ăn vẫn rất thưa vắng khách

Giờ trưa nhưng bên trong một quán ăn vẫn rất thưa vắng khách

Hai nhân viên một quán ăn đang đứng phía trước cửa tán gẫu, chờ đón khách
Tomoya đang lướt mạng xã hội Yahoo để theo dõi tình hình dịch bệnh ở quê hương

Tomoya đang lướt mạng xã hội Yahoo để theo dõi tình hình dịch bệnh ở quê hương

Lúc rãnh rỗi, Tomoya gọi diện về cho bạn bè bên Mie, Nhật Bản để thăm hỏi tình hình

Theo một nhân viên thì bây giờ người Nhật đến quán ăn rất nhanh rồi rời đi, ít tụ họp bạn bè như lúc trước khi có dịch

Nhiều bảng sang quán được dán trước cửa…
Có nơi tạm đóng cửa, giảm ca làm việc…
"Làm ăn khó khăn, khách ít, nhân viên không có, chi phí không giảm khiến nhiều người trả mặt bằng. Nhưng cuộc sống mà, khó khăn của người này lại là cơ hội của người khách. Họ đến rồi đi, ai kinh doanh được thì gắn bó", một người dân trong hẻm Thái Văn Lung chia sẻ.

Theo số liệu của Sở Lao động- Thương binh- Xã hội TPHCM thì số lao động Nhật bản đăng ký làm việc tại TPHCM trong tháng 12/2019 là 183 người, tháng 1- 2/2020 là 275 người. Dự kiến số doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động Nhật Bản trong tháng 3, 4 và 5/2020 là 800 người.

Tính đến 24/2/2020 có 3672 lao động Nhật Bản được cấp phép tại TPHCM.

Phạm Nguyễn - Xuân Hinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét