Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

"Xuyên không" về thời "cô Ba Sài Gòn" với 4 quán mang đậm chất xưa

Nhiều năm trước, ở Sài Gòn là một giai đoạn vừa phồn hoa vừa rực rỡ trong thành phố với những con xe vespa mà các chàng trai chải chuốt "bảnh tỏn" chở theo cô gái áo dài thướt tha, là những biển hiệu với phông chữ kiểu pin-up màu sắc bắt mắt, là những khẩu hiệu, biểu ngữ vẽ tay với nội dung ngô nghê mà độc đáo, là thời đại của các liên khúc nhạc vàng...

Thế nên ở hiện tại, sẽ tuyệt vời biết bao nếu có thể, cho dù chỉ là một khoảnh khắc nhỏ, chúng ta có thể lại trở về thời của những chiếc áo dài cách tân, những cô gái với mái tóc uốn lọn thời thượng, thời mà người ta gọi nhau là quý-cô, quý-cậu, quý-ông, quý-bà…

Nếu bạn mong muốn tìm lại một thoáng Sài Gòn khi xưa, ngại gì mà không thử đến những quán cà phê sau đây?

Saigon80s Nhà Mình (9/8 Trương Quyền, Quận 3)

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 1.

@tongtran__

Tường gạch, ghế gỗ, giá sách treo tường, còn người ta thì ngồi túm tụm lại với nhau, gần gũi và thân mật. Đây chính là khung cảnh quen thuộc mà chúng ta có thể thấy qua những tấm ảnh nhuốm màu thời gian của thế hệ ông bà và cha mẹ. Thế nhưng, ở Sài Gòn 80s Nhà Mình (gọi tắt là Nhà Mình), chuyện như vậy lại đang diễn ra mỗi ngày.

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 2.

@saigon80s.nhaminh

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 3.

@ap2le.jpg

Với biển hiệu đơn giản và phông chữ phổ biến thời Sài Gòn xưa, cùng khung cửa sổ sơn gỗ và bức tường loang lổ, tất cả đều khiến cà phê Nhà Mình nổi bật giữa những hiệu cà phê khác nhờ vẻ hoài cổ hiếm có. Nếu bạn để ý thì cả cách dùng từ của cà phê Nhà Mình cũng rất giống người Sài Gòn xưa, cái kiểu hay viết gạch nối giữa hai chữ với nhau như "nhà-mình", "trân-trọng", hay "quý-nàng", "quý-cô". Nếu bạn đang tìm kiếm một không gian giản dị và có không khí như "những tháng năm rực rỡ" thì Nhà Mình có lẽ là lựa chọn dành cho bạn đấy.

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 4.

@linhichigo

Cà phê 81 (216B Nguyễn Văn Nguyễn, Tân Định, Quận 1)

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 5.

Bảng hiệu viết tay, cửa gỗ sơn, một chiếc tủ bán nước và bảng treo khiêm tốn, tất cả như đưa mình trở về Sài Gòn những tháng năm khi công cuộc hiện đại hoá chưa chạm tới. Cà phê 81 gợi nhớ đến năm 75 nhờ vào kiến trúc cũ với hoa văn, gạch hoa và những lớp sơn đã bắt đầu bong tróc.

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 6.

Bên trong quán, bạn có thể tìm thấy những món đồ nội thất rất phổ biến thời những năm 75, ví dụ như những chiếc ghế gỗ có lưng dựa như trong hình, mũ cối, bảng menu đen viết tay bằng phấn, và khung cửa sổ thiếc. Ngay cả bức tường sơn xanh loang lổ cũng gợi nhớ vô cùng đến một thời đã qua.

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 7.

Không cần quầy bar hiện đại, cuộc sống của người Sài Gòn xưa chính là gói gọn trong một chiếc tủ hàng nước nhỏ bé như vậy, bên trên bày đủ nào những phích nước thiếc, các chai nước ngọt xanh đỏ… Và rồi mỗi khi trời chập tối, thay vì đèn điện quang sáng choang thì sẽ là những ngọn đèn dầu leo lắt, tiếng quạt máy kêu sẽ thật lớn trong không gian dù nhỏ hẹp nhưng tĩnh lặng. Ngồi trong một không gian như vậy, bạn sẽ không khỏi cảm thấy mình cũng nên sống chậm lại một chút, để rồi trong vô thức, hoà mình vào không khí của Sài Gòn xưa lúc nào không hay.

Lão Hạc (299B Hoàng Sa, P. Tân Định, Quận 1)

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 8.

Bên cạnh dòng kênh xanh có một quán nhỏ được phủ bởi hàng cây xanh ngát, đó chính là quán cà phê Lão Hạc. Với hơn nửa là nội thất gỗ xưa và những món đồ trang trí cũ như tivi hộp, xe máy, đệm ghế hoạ tiết chăn con công… Lão Hạc đã thành công gợi lại một phần ký ức về Sài Gòn xưa trong lòng khách đến.

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 9.

Không gian của Lão Hạc có thể gọi là mát mẻ, nhưng không quá rộng rãi nhờ cách sắp xếp đồ đạc "san sát" hay "chất đống" vào với nhau. Thoạt nhìn có vẻ lộn xộn, tuy nhiên lại thành công gợi nhớ về những ngôi nhà xưa, cái thời mà ông bà cha mẹ ta giữ khư khư những đồ vật mới cũ, như một cái nồi rỉ sét, một chiếc xe máy cà tàng hay một chiếc radio đã không còn bắt sóng được nữa... để rồi tận dụng đến từng mét vuông không gian mà lưu trữ đồ vật. Như thể cái họ lưu lại không chỉ đơn giản là đồ vật, mà là kí ức, và Lão Hạc thì có lẽ cũng như thế.

Quán có phục vụ những món ăn cũng rất truyền thống như đậu hũ đường phèn (người Hà Nội kêu là tào phớ), rất đáng thưởng thức đấy!

Cà phê vợt (30/2 Phan Đình Phùng, Phường 1, Quận Phú Nhuận)

Sẽ là một thiếu sót to lớn nếu như nói về Sài Gòn xưa mà không nói đến văn hoá cà phê nổi tiếng một thời: cà phê vợt.

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 10.

Người Sài Gòn hơn 60 năm về trước thích nhất là uống cà phê pha bằng vợt thiếc, tin rằng cách này sẽ cho ra cà phê thành phẩm đậm đà và thơm ngon nhất, mà cả Sài Gòn bây giờ chỉ còn lại duy nhất một vài quán cà phê vợt nhỏ như thế này mà thôi. Có lẽ vì lý do đó mà quán cà phê vợt chỉ đơn giản là "cà phê vợt", hoặc còn gọi là cà phê ông bà Ba - như những khách quen hay gọi, chứ không có những cái tên mộng mơ hay "kiêu kiêu".

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 11.

Khác với những quán cà phê trên, quán của ông bà Ba không gợi đến Sài Gòn xưa bằng gạch hoa, biểu ngữ, hay nội thất trang trí, mà bằng hương vị cà phê cùng cách pha chế tạo nên không khí hoài niệm. Hoặc chỉ đơn giản, bản thân hai vị chủ nhân ấy chính là hồi ức lớn nhất. Không những tự mình trải qua thời kì 1975 của Sài Gòn, ông bà Ba còn lưu giữ được văn hoá của người Sài Gòn thời bấy giờ, vẫn tiếp tục mang thói quen này tiến về trước khi mà cà phê vợt đã gục ngã trước xu thế hiện đại ngày càng lớn mạnh.

Xuyên không về thời cô Ba Sài Gòn với 4 quán mang đậm chất xưa - Ảnh 12.

Có lẽ, không có gì "Sài Gòn" hơn hình ảnh người ta ngồi trên ghế nhựa xanh đỏ vào một buổi sáng, chẳng cần gì cầu kì hơn một ly cà phê đại diện cho văn hoá một thời.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét