Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

“Chặt chém” du khách, tài xế taxi dù bị cảnh sát tóm gọn

Hướng dẫn cách bắt taxi ở Hong Kong

Cảnh sát Hong Kong đã đóng giả làm du khách tới chơi bời ở khu giải trí Lan Quế Phường, qua đó, bắt giữ một tài xế lái "taxi dù" chuyên "chặt chém" hành khách với giá cắt cổ. Cụ thể, người tài xế này đã tính giá 100 đô la Hong Kong (gần 300.000 đồng) cho quãng đường di chuyển chưa tới 1km. Con số này cao gấp 4 lần so với mức giá thông thường.

Được biết, tài xế nam 49 tuổi bị cảnh sát tóm gọn khi đang lái xe đưa khách đi tuyến ngắn từ phố D'Aguilar thuộc khu vực trung tâm Hong Kong tới phố Jervois lúc 1 giờ sáng.

Tài xế taxi bị cảnh sát tóm gọn vì "chặt chém" cước phí của khách hàng

Khi vừa nhận tiền của khách, người tài xế đã bị cảnh sát tóm gọn vì thu tiền cao quá mức quy định. Với hành vi phạm pháp này, tài xế đối diện với án phạt 6 tháng tù, nộp 10.000 đô la Hong Kong (gần 30 triệu đồng). Người đàn ông sau đó được tại ngoại, chờ điều tra thêm.

Theo nguồn tin từ cảnh sát, khu vui chơi Lan Quế Phường, nhà ga Peak Tram, hay trung tâm mua sắm ở Tsim Sha Tsui là nơi tập trung rất đông "taxi dù" hoạt động, chủ yếu nhắm tới đối tượng là khách du lịch.

Cảnh sát Hong Kong cho hay, họ tiếp tục theo dõi điều tra để ngăn chặn mọi hành vi tương tự. Phát ngôn viên của cảnh sát Hong Kong cũng khuyến cáo người dân và du khách khi gặp các tình huống bị "chặt chém", nên ghi lại biển số xe, tên tài xế, thời gian và địa điểm rồi báo cho cơ quan chức năng.

Năm 2018, Đơn vị khiếu nại giao thông của Hong Kong nhận được hàng nghìn khiếu nại liên quan tới dịch vụ taxi

Số liệu từ Đơn vị khiếu nại giao thông Hong Kong cho thấy, trong quý 4 năm ngoái, cảnh sát nhận được 2851 đơn khiếu nại liên quan tới dịch vụ taxi, trong đó thu giá cao chiếm tới 451 trường hợp. Các trường hợp khiếu nại khác bao gồm lái xe chạy quá tốc độ, đồng hồ cước thiếu chính xác, hay tài xế cố ý đi lòng vòng.

Quốc Việt

Theo SCMP

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian qua

Cũng giống như cơm gà Hải Nam, mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng cơm vịt Triều Châu lại được bày bán phổ biến nhất tại Singapore. Tại quốc đảo sư tử, người ta có thể tìm thấy món ăn này trong bất cứ food court hay khu chợ ẩm thực nào. Vì người dân Singapore đa số là người gốc Hoa nên việc phổ biến Teochew Duckrice là điều dễ hiểu. Mặc dù cùng một phong cách, tuy nhiên mỗi tiệm lại có một cách chế biến khác nhau. Tiệm thì om vịt trong nước lủ mì đậm đặc khiến cho da vịt có màu sẫm, phục vụ kèm cơm trắng và một chút lạc. Có tiệm thì da vịt màu nâu nhẹ cánh gián, nhưng cơm lại được nấu trong nước súp sẫm màu và phục vụ kèm trứng kho xì dầu.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 1.
Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành  đang check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 2.

Giờ thì chẳng cần đi xa, ngay tại Hà Nội, các bạn đã có thể thưởng thức trọn vẹn nét vị riêng "thanh mà không đạm" của cơm vịt Triều Châu chính hiệu được chế biến bằng tất cả tình yêu và sự tận tâm từ những người đầu bếp của nhà hàng Duck Plus. Teochew Duckrice nổi tiếng tại Singapore, sau một năm ra mắt tại Việt Nam phục vụ thực khách Thủ đô đã nhận được sự ủng hộ vô cùng nhiệt tình từ khách hàng.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 3.

Cơm vịt Triều Châu tại nhà hàng Duck Plus đã được phát triển và thay đổi một chút cho phù hợp với khẩu vị người Việt và vẫn giữ được nét đặc biệt riêng.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 4.

Khách hàng đã quen với một nhà hàng cơm vịt đem lại cảm giác ấm cúng, ngon miệng và quen thuộc đến thế.

Đột nhập vào gian bếp chính, mới thấm rằng để tạo nên sức quyến rũ hấp dẫn đặc biệt thu hút biết bao KOLS, hot food blogger hay tín đồ yêu ẩm thực, tất cả nằm ở 2 chữ - Bí quyết.

Phiên bản cơm vịt Triều Châu tại Duck Plus kế thừa những ưu điểm của phong cách chế biến Trung Hoa cổ điển, xen lẫn đôi nét hương vị Singapore hiện đại, phù hợp với phong cách ẩm thực của người Việt.  Cơm vịt tại Duck Plus có hương vị hài hòa, không quá nặng vị thảo mộc như các phiên bản tại quốc đảo sư tử và được khách hàng đánh giá là "dễ ăn" hơn nhiều so với phiên bản gốc.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang  check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 5.

Vịt tươi nguyên con sau khi được tuyển lựa kỹ càng, làm sạch kỹ lưỡng sẽ được om trong nồi nước dùng đặc biệt khoảng 5 giờ đồng hồ. Bằng ấy thời gian mới khiến từng hương vị thấm lâu, thấm sâu vào từng thớ thịt, tạo nên lớp da nâu óng ả, thơm ngậy mà không ngấy.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 6.

Lớp da chẳng giòn tan như vịt quay, lớp thịt chẳng thanh đạm như vịt hấp, nhưng từng miếng thịt vịt Triều Châu bày lên đĩa lại hấp dẫn khó tả, nâu ruộm, béo mềm, cắn ngập cả chân răng, có thêm cả hương thơm đậm vị khó quên từ loại nước sốt đặc trưng.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 7.

Đĩa thịt vịt "cực phẩm" đẹp mắt sẽ thật trọn vẹn khi ăn cùng sốt ớt trưng đặc biệt và bát cơm dẻo thơm được hấp chín tới. Loại ớt trưng đặc biệt được các đầu bếp kỳ công chế biến từ: ớt khô, tỏi, hành kết hợp hài hòa khiến ai ăn một lần cũng nhớ mãi. Từng hạt cơm bóng bẩy săn chắc hòa quyện cùng bát canh mùa hạ chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó cưỡng với bất cứ thực khách nào.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 8.

Điều đáng tự hào là món ăn thương hiệu "must-try" cơm vịt Triều Châu (hay cơm vịt Singapore) mới du nhập tới Hà thành cách đây 1 năm nhưng đã làm nức lòng biết bao tín đồ sành ẩm thực đặc biệt là giới trẻ Hà thành.

Không chỉ vậy, món vịt quay sốt mận da giòn cũng là một trong những món ăn gây bão tại Duck Plus trong suốt 1 năm qua.

Có những vị khách tới nhà hàng, khi được thông báo "hết vịt quay" còn tỏ ra "thảng thốt" pha chút "giận dỗi" vì lý do:  "Tôi đi từ xa đến chỉ để ăn món này".

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian qua -  Ảnh 9.

Đây cũng là đứa con tinh thần thứ 2 của cựu BTV truyền hình Ngọc Diệp sau thành công của hệ thống Kampong Chicken House. Có vẻ nữ BTV này rất có "duyên" khi đưa những món ăn đặc sắc từ khắp nơi về phục vụ thực khách quê nhà.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành  đang check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 10.

Trong 1 năm qua, kể từ khi cơm vịt Triều Châu được phục vụ tại nhà hàng Duck Plus - 38 Hàm Long, Hà Nội vẫn luôn được hàng nghìn thực khách Hà thành ưa chuộng.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang check-in rần rần thời gian  qua - Ảnh 11.

Đặc biệt, điểm cộng níu chân thực khách chính là không gian xanh mát đậm chất Á Đông hiện đại, thật lý tưởng để hẹn hò cùng gia đình, người thân, lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng Duck Plus.

Khám phá quán cơm vịt Triều Châu mà giới trẻ Hà thành đang  check-in rần rần thời gian qua - Ảnh 12.

Giữa không khí nắng dịu những ngày mùa hạ, thưởng thức cơm vịt Triều Châu của Duck Plus thì còn gì tuyệt vời bằng. Nhưng hoàn hảo hơn nữa, nhân dịp mừng sinh nhật tròn 1 tuổi, thực khách đến với Duck Plus sẽ có cơ hội thưởng thức Combo tưng bừng từ ngày 1/6 đến hết 30/6 với mức giảm giá ưu đãi lên tới 20%. Ngoài ra còn rất nhiều quà tặng hấp dẫn dành cho các bạn nhỏ trong chương trình đặc biệt nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1/6.

Những tín đồ sành ăn Hà thành còn chần chừ gì mà không ghé ngay cơ sở 38 Hàm Long, Hà Nội để hưởng trọn vẹn cơ hội ăn ngon, giá hời với cơm vịt Triều Châu chính hiệu.

Duck Plus – Nhà hàng Cơm vịt Triều Châu hàng đầu tại Hà Nội

Địa chỉ: Nhà hàng Duck Plus, 38 Hàm Long, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Khách hàng có thể đặt chỗ nhà hàng ngay hôm nay để hưởng ưu đãi ngay tại:

Website: http://www.duckplus.vn/?utm_source=Kenh14-D1Y

Facebook: https://www.facebook.com/duckplus.vn

Hotline: 024 33 111 666

Giá: 79.000Đ/suất

Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay

Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay
Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay - 1
Tung lò mò, hay còn gọi là lạp xưởng bò của đồng bào Chăm vùng Châu Phong, An Giang  gây sự chú ý bởi lạ mắt và vị ngon đặc trưng
Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay - 2
Mỗi khúc Tung lò mò dài 1m và có hai chủng loại
Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay - 3
Một loại nhân có cơm mẻ, loại không có. Nhưng loại không có cơm mẻ trong nhân thường được chọn giới thiệu vì dễ ăn hơn

Theo anh Dương Văn Tình, HTX sản xuất Tung lò mò Châu Phong, An Giang thì Tung lò mò được tạo nên từ nhiều thành phần của thịt bò, không lẫn một chút thịt heo. Để làm món ăn này, người ta sử dụng ruột bò làm bao bên ngoài. Ruột bò được lộn bề trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại, phơi hơi se se.

Nhân bên trong là thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của người Chăm, để được tung lò mò ngon nhất, người ta phải lấy thịt bò ngon như đùi, bắp hoặc thịt bò nạc lóc từ xương. Sau khi khử mùi bò bằng rượu và gừng, thịt bò được loại bỏ hết gân và bầy nhầy rồi xắt nhuyễn. Khi làm, thịt và mỡ bò phải theo tỷ lệ hai thịt một mỡ và mỡ bò dùng làm lạp xưởng là loại mỡ sa, mỡ chày vừa mỏng, vừa không nặng mùi như mỡ thăn. 

Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay - 4
Theo truyền thống, người Chăm thường nướng hoặc hấp tung lò mò. Sau khi phơi xong, lạp xưởng bò được cắt khoanh nhỏ để lên vỉ, nướng trên bếp than. Khi từng khoanh tung lò mò được nướng lên thì lớp ruột bò bên ngoài căng cứng và rịn ra một lớp mỡ bóng và ướt, cùng một mùi thơm ngất ngây kích thích vị giác.

Tại gian hàng ẩm thực Vàm Sát, Cần Giờ nhiều vị khách thích thú với những chú tôm sú to bằng bàn tay, trọng lượng mỗi con khoảng 300gr, tầm 4 con 1kg.

Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay - 5
Du khách chụp ảnh với con tôm sú to bằng bàn tay
Lạ mắt với món  Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay - 6
Giống tôm này được nuôi ở Cần Giờ hơn một năm mới cho ra được trọng lượng và kích cỡ như thế

Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, PGĐ Sở Du lịch TPHCM: "Hoạt động hướng đến tiêu chí nhằm tạo sân chơi cho các nghệ nhân có thể giao lưu, trao đổi nghề nghiệp… qua đó có thể giới thiệu, quảng bá, tôn vinh các giá trị văn hóa ẩm thực vùng miền. Đặc biệt, góp phần quảng báo du lịch TPHCM, nơi hội tụ sản vật của mọi miền đất nước".

Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay - 7
Chương trình văn nghệ liên hoan thực hiện trên sân khấu nổi kết hợp với biểu diễn laser trên màn hình nước 3D khổng lồ
Lạ mắt với món Tung lò mò, tôm sú to bằng bàn tay - 8
Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, PGĐ Sở Du lịch TPHCM tham quan các gian hàng ẩm thực

Đây là sự kiện thường niên, liên hoan ẩm thực Đất Phương Nam 2019 quy tụ hơn 250 món ăn mặn, 100 món chè, bánh phương nam và hơn 40 gian hàng đặc sản.

Phạm Nguyễn

Tài xế taxi dù trả giá đắt vì “chặt chém”du khách giá “cắt cổ”

Hướng dẫn cách bắt taxi ở Hong Kong

Cảnh sát Hong Kong đã đóng giả làm du khách tới chơi bời ở khu giải trí Lan Quế Phường, qua đó, bắt giữ một tài xế lái "taxi dù" chuyên "chặt chém" hành khách với giá cắt cổ. Cụ thể, người tài xế này đã tính giá 100 đô la Hong Kong (gần 300.000 đồng) cho quãng đường di chuyển chưa tới 1km. Con số này cao gấp 4 lần so với mức giá thông thường.

Được biết, tài xế nam 49 tuổi bị cảnh sát tóm gọn khi đang lái xe đưa khách đi tuyến ngắn từ phố D'Aguilar thuộc khu vực trung tâm Hong Kong tới phố Jervois lúc 1 giờ sáng.

Tài xế taxi bị cảnh sát tóm gọn vì "chặt chém" cước phí của khách hàng

Khi vừa nhận tiền của khách, người tài xế đã bị cảnh sát tóm gọn vì thu tiền cao quá mức quy định. Với hành vi phạm pháp này, tài xế đối diện với án phạt 6 tháng tù, nộp 10.000 đô la Hong Kong (gần 30 triệu đồng). Người đàn ông sau đó được tại ngoại, chờ điều tra thêm.

Theo nguồn tin từ cảnh sát, khu vui chơi Lan Quế Phường, nhà ga Peak Tram, hay trung tâm mua sắm ở Tsim Sha Tsui là nơi tập trung rất đông "taxi dù" hoạt động, chủ yếu nhắm tới đối tượng là khách du lịch.

Cảnh sát Hong Kong cho hay, họ tiếp tục theo dõi điều tra để ngăn chặn mọi hành vi tương tự. Phát ngôn viên của cảnh sát Hong Kong cũng khuyến cáo người dân và du khách khi gặp các tình huống bị "chặt chém", nên ghi lại biển số xe, tên tài xế, thời gian và địa điểm rồi báo cho cơ quan chức năng.

Năm 2018, Đơn vị khiếu nại giao thông của Hong Kong nhận được hàng nghìn khiếu nại liên quan tới dịch vụ taxi

Số liệu từ Đơn vị khiếu nại giao thông Hong Kong cho thấy, trong quý 4 năm ngoái, cảnh sát nhận được 2851 đơn khiếu nại liên quan tới dịch vụ taxi, trong đó thu giá cao chiếm tới 451 trường hợp. Các trường hợp khiếu nại khác bao gồm lái xe chạy quá tốc độ, đồng hồ cước thiếu chính xác, hay tài xế cố ý đi lòng vòng.

Quốc Việt

Theo SCMP

Dở khóc dở cười với standee quảng cáo kimchi "đuổi ruồi" của nam tài tử Park Seo Joon

Như đã biết, nam tài tử Park Seo Joon với độ phủ sóng từ các bộ phim siêu đình đám như Hwarang, Goblin, Thư Kí Kim Sao Thế?... đã vươn lên trở thành một trong những mỹ nam đứng đầu về giá trị thương hiệu được các nhãn hàng săn đón. Cách đây không lâu lắm, nam tài tử đã trở thành gương mặt đại diện cho hãng thức ăn nổi tiếng ở Hàn là Bibigo. Bibigo là một thương hiệu chuyên về các loại thực phẩm đóng gói truyền thống của Hàn Quốc như kim chi, mandu…

"Chủ tịch" Park Seo Joon quảng cáo kim chi.

Vì lẽ đó mà các fan đã quen với việc nhìn thấy hình ảnh của Park Seo Joon trên bao bì các món ăn cũng như standee quảng cáo của anh bên cạnh các quầy thực phẩm. Nhiều fan và thậm chí là chính bản thân Park Seo Joon cũng đã từng selfie với standee của mình trong siêu thị.

Dở khóc dở cười với standee quảng cáo kimchi đuổi ruồi của nam tài tử Park Seo Joon - Ảnh 2.

Tuy nhiên, dù có quen thuộc tới đâu thì mới đây, các fan cũng như người qua đường lại được một phen "hết cả hồn" khi nhìn thấy một hình ảnh quảng cáo hết sức… ấn tượng và gây hoang mang của nam tài tử.

Bên cạnh quầy để kim chi Bibigo, như thường lệ, là gương mặt điển trai của nam chính Goblin. Tuy nhiên, khiến fan hết hồn là standee vốn "vô tri vô giác" của anh chàng không biết vì sao lại… mọc thêm cánh tay gắp kim chi, cánh tay ấy lại còn di chuyển lên xuống liên tục như thể… đuổi ruồi.

Hình ảnh quảng cáo gây "ám ảnh" của "chủ tịch" Park...

Nhiều fan đã chia sẻ lại khoảnh khác bắt gặp thần tượng này và thu lại nhiều phản ứng dở khóc dở cười. Nhiều người đã để lại các bình luận hài hước như: "Khi bạn quảng cáo quá có tâm", "khi bạn quảng cáo kim chi nhưng sợ ruồi bâu" và "khi crush thả thính nhưng lại giở chứng khiến bạn đớp không được", "Mấy đứa mua kim chi cho chủ tịch đi chứ ảnh ngồi đuổi ruồi tội quá kìa"... Mặt khác, các fan ai nấy cũng rủ nhau ra siêu thị mua kim chi vì sợ "chủ tịch" Park Seo Joon... mỏi tay.

Dở khóc dở cười với standee quảng cáo kimchi đuổi ruồi của nam tài tử Park Seo Joon - Ảnh 4.

Dù sao thì, có thể chắc chắn một điều là qua đợt này, độ nhận diện thương hiệu cũng như doanh số bán kim chi của hãng Bibigo chắc hẳn sẽ tăng vụt đấy!

Nguồn (Source): K Crush

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam ...

Từ lâu, các món ăn sáng là một trong số những điều mà nhân loại quan tâm nhất, bởi nó đánh dấu mở đầu của một ngày và quyết định mức năng lượng cũng như tâm trạng của mỗi người cho cả ngày hôm đó. Nếu được ăn một món bánh yêu thích để bắt đầu ngày làm việc, hẳn ai cũng sẽ cảm thấy vui vẻ hơn ít nhiều. Mới đây, trang ẩm thực Thrillist đã chọn ra 14 món bánh ăn sáng ngon nhất trên thế giới. Qua danh sách sau, bạn có thể bắt gặp một cái tên rất quen thuộc của Việt Nam đấy:

Pan dulce (Mexico)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món  bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 1.

Từ pan dulce chỉ một loạt các loại bánh mì ngọt được bán rộng rãi tại các tiệm bánh ở Mexico, được dùng để ăn sáng hoặc ăn vặt. Một số loại pan dulce phổ biến bao gồm concha (một dạng bánh mì cuộn với lớp vỏ ngoài giòn bằng đường), besos (cái tên có nghĩa là "những nụ hôn", là dạng bánh mì đặc kẹp các loại mứt). Có cả tá những loại pan dulce khác nhau cho bạn bắt đầu một ngày mới, và tất cả chúng đều có nét hấp dẫn riêng.

Pain au Chocolat (Pháp)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 2.

Pain au chocolat là một món bánh pastry Pháp có kết cấu khá tương tự với bánh sừng trâu croissant, với bột bánh có nhiều lớp thơm mùi bơ. Phần giữa của pain au chocolat có chứa – như cái tên đã gợi ý – rất nhiều socola được làm tan chảy khi nướng trong lò. Pain au chocolat có thể chứa đến 80 lớp và là một món ăn yêu cầu cao ở thời gian lẫn kỹ thuật.

Pastelito (Cuba)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 3.

Pastelito là một loại bánh nghìn lớp của Cuba với hai loại nhân mặn và nhân ngọt. Loại phổ biến nhất là pastelito nhân ổi và cream cheese hoặc nhân thịt băm. Thông thường, các loại nhân ngọt sẽ có hình tứ giác với các lớp cắt để lộ phần nhân bên trong.

Boh Loh Bao (Hong Kong)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 4.

Boh Loh Bao, hay còn gọi là bánh dứa là một món bánh đặc biệt của Hong Kong. Món bánh này thực ra không chứa dứa, nhưng do phần topping có hoạ tiết giống với quả dứa. Bánh này có thể ăn không hoặc được cắt ra rồi kẹp với một miếng bơ mỏng. Chúng cũng thường xuất hiện trong các bữa trà chiều ăn cùng với dimsum.

Ensaymada (Philippines)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 5.

Ensaymadas là những chiếc bánh ngọt có topping phô mai, xuất xứ từ Mallorca nhưng lại được người Tây Ban Nha mang vào và trở nên nổi tiếng ở Philippines kể từ đó. Một số phiên bản ensaymada của Philippines còn có thêm trứng muối.

Deblah (Tunisia)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt  Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 6.

Deblah là những chiếc bánh pastry có hình dạng rất đẹp, tựa như những đoá hoa. Chúng cũng được yêu thích bởi vị ngọt tinh tế. Bột bánh deblah được làm từ lòng trắng trứng, bột và nước rồi được tạo hình thành cánh hoa. Bánh thường được ăn kèm hạt mè và kèm với nước sốt cam hoặc chanh, được ăn cùng với trà.

Koeksister (Nam Phi)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 7.

Koeksister là những chiếc bánh có hình dạng được "tết" lại như tóc và được phủ ngập trong siro đậm đặc. Bột bánh tương tự với bánh donut kiểu mỹ nhưng phần sốt lại hoàn toàn khác. Sau khi rán lên, bánh sẽ được nhúng vào siro được làm từ chanh và gừng rồi để nguội.

Gyeranppang (Hàn Quốc)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 8.

Gyeranppang, hay còn gọi là bánh mì trứng, là một món ăn sáng cầm tay vô cùng hoàn hảo. Đây là một món ăn đường phố, với bột bánh tương tự như bánh pancake kẹp với trứng ở giữa. Bánh có thể kèm nhiều loại topping khác như phô mai, thịt nguội, thịt xông khói…

Pâté chaud (Việt Nam)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 9.

Pâté chaud, hay còn được người Việt đọc là bánh patê sô (trang Thrillist ghi hẳn tiếng Việt là "bánh patê sô" đấy). Đây là một món bánh Việt mang âm hưởng Pháp, với lớp vỏ pastry và nhân thịt băm, bao gồm pate mà một số loại nguyên liệu khác. Bánh khi ăn nóng có vỏ giòn bên ngoài và thịt thơm đậm đà bên trong, thích hợp để ăn cùng một cốc sữa nóng cho buổi sáng.

Macheteada (Honduras)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 10.

Macheteada là các loại bánh có hình dạng dẹt, được rán nhẹ, làm từ bột baleada thừa hoặc bột làm tortilla. Bánh không quá ngọt, thường được ăn kèm bơ và rưới lên ít mật ong hoặc siro thông. Macheteada thường được ăn kèm cà phê hoặc sữa vào buổi sáng.

Stroopwafel (Hà Lan)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 11.

Món bánh stroopwafel của Hà Lan có nhiều điểm tương đồng với món bánh waffle ăn kèm siro thông. Bánh giòn, mỏng hơn waffle bìnht hường và được ăn cùng cà phê hoặc trà vào mỗi sáng. Người ta thường đặt bánh ở trên cốc cà phê hoặc trà nóng, để khi hơi nóng từ nước dân lên, sẽ khiến bánh mềm, khi ăn tan ngay trong miệng.

Scone (Anh Quốc)

Trang ẩm thực  nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 12.

Scone là món bánh nổi tiếng của nước Anh, thường được ăn vào buổi sáng hoặc trong các bữa tiệc trà high tea. Thông thường scone có vị ngọt nhẹ, có nhân trái cây khô, socola chip hoặc vỏ cam, chanh. Scone có thể được ăn không hoặc kèm với loại kem tươi đặc biệt và mứt trái cây.

Cornetto (Ý)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 13.

Dù trông có phần tương tự bánh croissant của Pháp, bánh cornetto của ý có ít bơ và ít lớp bánh hơn, có kết cấu đặc hơn. Bột bánh thơm mùi trứng và có nhiều đường hơn croissant, đôi khi được ướp hương bằng các loại trái cây họ cam, chanh. Đây là món bánh ăn sáng phổ biến, ăn kèm với cà phê.

Gugelhupf (Áo)

Trang ẩm thực nước ngoài chọn ra các món bánh ăn sáng ngon nhất, Việt Nam cũng lọt vào một món - Ảnh 14.

Văn phòng du lịch quốc tế của Áo đã ghi lại rằng, "một chiếc bánh Gugelhupf với vân cẩm thạch, phủ lên ít đường icing, và ăn kèm một chút whipping cream chính là văn hoá quán cà phê Áo đẳng cấp nhất". Bánh có các đường vân như cẩm thạch nhờ vào phần bột bánh được hoà trộn với bột ca cao hoặc các loại siro.

Source (Nguồn): Thrillist

Đứng trên vạn người nhưng vua chúa ngày xưa lại có khi ăn uống "bình dân" ...

Hễ nhắc đến chuyện ăn uống chốn cung đình xưa kia, hẳn ai ai cũng mường tượng ra cảnh rường cột sơn son thiếp vàng, bát đĩa sứ tinh xảo, trên mặt bàn bóng loáng bày những món ăn xa hoa. Cao nhất thì chắc phải có "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao" hay bét lắm thì cũng phải có "bát trân tứ bửu" như chân voi, tay gấu, sâm cầm… Thế nhưng chúng ta thực sự lầm to, bởi vì các vua của nước Việt Nam ta ngày xưa vẫn có những khi chẳng hề yêu cầu cao xa, càng không cầu kỳ chuyện ăn uống chút nào. Có thể thấy chuyện ăn uống của vua chúa Việt Nam ngày xưa rất đỗi "bình dân", cụ thể là qua một số tích nhỏ sau đây:

Vua cởi áo, bỏ giày đi… bắt cá

Đứng trên vạn người nhưng vua chúa ngày xưa lại có khi ăn uống bình dân hơn cả hậu thế thời nay - Ảnh 1.

Vua ngày xưa không ngại xắn quần bắt cá, chẳng thua hậu thế bây giờ.

Trong sách sử nhà Tống (Trung Quốc) ngày xưa có ghi chép lại chuyến đi sứ sang nước ta vào năm 990. Sử kể lại rằng vua chiêu đãi sứ thần tại bãi sông, vừa thưởng tiệc vừa xem múa hát, lấy trò bắt cá làm thú tiêu khiển. Giữa bữa tiệc, vua Lê Hoàn tự vởi bỏ mũ áo và giày, đi chân trần lội xuống nước đâm cá, kéo theo các quan đại thần sự tiệc cũng tự giác cởi đai, mũ, lội nước và tham gia đâm cá cùng vua. Cuối tiệc, vua còn mời sứ giả nhà Tống ăn một con trăn to, tuy nhiên sứ thần này quá hoảng sợ nên đã từ chối.

Đang chiến sự căng thẳng, có bát cơm hẩm cũng ngon

Đứng trên vạn người nhưng vua chúa ngày xưa lại có khi ăn uống bình dân hơn cả hậu thế thời nay - Ảnh 2.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại, mùa đông năm 1284, khi quân Nguyên lần hai xâm lược nước ta, triều đình nhà Trần đã phải bỏ kinh thành Thăng Long tìm kế quật khởi. Có lúc việc ăn uống không được tiện lợi, Trần Nhân Tông đến chiều vẫn chưa ăn cơm sáng. Lúc bấy giờ một người Lính bèn lấy gạo xấu nấu làm cơm dâng lên cho vua, lại được khen là trung thần và ban cho chức tước.

Những tưởng chiến tranh mới phải chịu cảnh giản tiện, nhưng sử sách kể lại, chuyện ăn uống của hoàng tộc nhà Trần ngày xưa cũng hết mực gần gũi, giản dị như người thường. Từ thời vua Trần Thái Tông đã có lệ, khi bãi triều thì các họ hàng, con cháu hoàng tộc đều vào trong điện cùng ăn cùng uống với nhau để bồi đắp tình cảm.

Chuyện một quả xoài suýt dẫn đến… huyết án

Đứng trên vạn người nhưng vua chúa ngày xưa lại có khi ăn uống bình dân hơn cả hậu thế thời nay - Ảnh 3.

Muỗm, hay còn gọi là xoài hôi, có vẻ như là một loại quả ăn vặt rất được ưa chuộng thời nhà Trần. Bằng chứng là cái quả thoạt nhìn bé nhỏ như vậy thôi nhưng lại suýt nữa dẫn đến một hồi "phong ba".

Chuyện kể lại là vào thời vua Trần Thái Tông, người từng ban quả muỗm cho các quan, nhưng không hiểu sao chẳng may chia sót một viên quan tên là Phạm Cự Đà. Mãi đến khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần thứ nhất vào năm 1257, vua hỏi về hướng đi của giặc, vị này bèn buông lời vô lễ: "Quân giặc ở đâu, nên đi hỏi những người được ăn muỗm ấy". Câu nói tỏ ý giận hờn vì không được ăn muỗm. Thái tử Trần Hoảng nghe thế lấy làm tức giận, xin vua cha nghiêm trị để làm gương cho thần tử. Tuy nhiên, cũng may cho Cự Đà là Thái Tông vốn nhân từ, và có lẽ người cũng thấy "áy náy" vì không chia đều quả muỗm nên đã nói: "Cự Đà tội đáng giết cả họ, song đời xưa đã có chuyện Dương Châm không được ăn thịt dê, đến nỗi làm quân nước Trịnh bị thua. Việc Cự Đà là lỗi ở ta, tha cho hắn tội chết, cho phép hắn đánh giặc chuộc tội."

Cũng từ chuyện này mà rút ra được, nhân dân ta đúng là có truyền thống "dĩ thực vi tiên", cái ăn phải lấy làm đầu.

Vua chỉ điểm mang quýt và rươi để... hàn gắn tình cảm

Đứng trên vạn người nhưng vua chúa ngày xưa lại có khi ăn uống bình dân hơn cả hậu thế thời nay - Ảnh 4.

Cũng lại chuyện hoàng tộc nhà Trần và truyền thống dĩ thực vi tiên. Sau câu chuyện quả muỗm khoảng mấy chục năm, cháu nội của Trần Thái Tông là Trần Nhân Tông lại phát huy truyền thống này, dùng món ngon để khéo léo giải quyết bất hoà giữa hai vị đại thần trong triều. Sử chép lại, ông đã giảng hoà cho hai viên quan bằng cách chỉ điểm cho họ "dùng con rươi, quả quýt đi lại, đưa tặng lẫn nhau thì có việc gì?" Còn chuyện vì sao lại là con rươi và quả quýt thì mãi đến hiện tại, hậu thế vẫn không rõ cho lắm. Chỉ có thể tạm rút ra được rằng hai món này chắc hẳn là xu hướng ăn uống thời ấy, là món mà ai ai cũng thích, tương tự như xu hướng trà sữa với giới trẻ mấy năm gần đây vậy.

Đi đánh trận phải mang theo… mắm tôm

Đứng trên vạn người nhưng vua chúa ngày xưa lại có khi ăn uống bình dân hơn cả hậu thế thời nay - Ảnh 5.

Đến đây mới thấy được sự bản lĩnh của các đời vua Việt, bình thường thì vẫn ăn uống sang trọng đúng với uy nghiêm đế vương, thế nhưng khi tình thế khẩn cấp thì cũng không nề hà cơm hẩm, cháo hoa. Theo như sách sử nhà Nguyễn "Đại Nam thực lục chính biên Đệ Nhất kỷ", khi vua ở ngoài, bữa ăn không có nhiều vị mà chỉ thường dùng mắm tôm kèm với bảy vị là tiêu, ớt, hồi, quế, tỏi, gừng và ô mai. Tất cả đem tán nhỏ rồi trộn với nhau, bữa nào cũng ăn như thế. Vua cũng ban món này cho những người đi theo và nói rằng: "ăn thức ăn này tốt lắm; vả để tỏ rằng ta cùng các khanh tân khổ có nhau".

Tạm kết:

Có thể thấy, tuy trong ấn tượng của phần lớn chúng ta, làm vua là phải ăn sơn trân hải vị, phải có đủ bát trân tứ bửu… tuy nhiên thực tế cho thấy, đế vương thì cũng là con người, và ai nấy cũng có sở thích rất riêng, rất bình dân và thậm chí là có những món truyền lại đến tận đời con cháu, tỷ như món mắm rươi ăn kèm với quả quýt đến bây giờ vẫn rất được ưa chuộng. Đã là thức ăn thì không phân sang hèn, các vua chúa Việt Nam xưa vẫn có thể tìm thấy mỹ vị trong ngay cả những món ăn giản dị nhất, có thể nói, đây đúng là đức tính đáng quý khó có thể tìm thấy trên đời.

Đứng trên vạn người nhưng vua chúa ngày xưa lại có khi ăn uống bình dân hơn cả hậu thế thời nay - Ảnh 6.

9 thủ thuật tâm lý Starbucks áp dụng để thao túng khách hàng

Từ một tiệm cà phê đến đế chế toàn cầu, chắc chắn không có "magic" nào dành cho Starbucks, tất cả đều là logic!

1. Starbucks sử dụng nội thất để khống chế số lượng khách hàng

Fan trung thành của Starbucks nhận ra rằng, đôi khi họ muốn đuổi khéo khách hàng bằng... nội thất.

Như thế nào? Bí mật nằm ở vị trí của các chi nhánh Starbucks, nếu là điểm đẹp, gần các giao lộ và có nhiều người qua lại - bàn ghế ở đó ngồi không hề thoải mái chút nào, thậm chí là ghế cứng và không có tựa lưng.

Và chỉ sau khoảng 30 phút, hầu hết lượt khách cũ sẽ rời đi và lại có chỗ trống cho người đến sau. Ngoài ra, Starbucks làm quầy pha chế khá thấp để khách hàng có thể trông thấy nhân viên - họ tin rằng, khách hàng sẽ cảm thấy yên tâm và gần gũi hơn nếu được kết nối với người phục vụ mình.

2. FOMO - mẹo tâm lý cũ nhưng vẫn hiệu quả trong thời hiện đại

Trong tâm lý học, có một thuật ngữ gọi là FOMO (Fear of Missing Out) - nỗi sợ bị bỏ lỡ, ám chỉ đối tượng khách hàng tiềm năng sợ bỏ lỡ cơ hội mua hàng giảm giá hoặc món đồ mới lạ, hay ho.

Phương tiện truyền thông và đặc biệt là quảng cáo truyền hình đã gieo rắc và khiến nỗi sợ này phát triển hơn bao giờ hết. Với Starbucks, đơn giản là đồ uống phiên bản giới hạn.

"Ai cũng được uống Frappuccino bản giới hạn, còn tôi thì không..."

Starbucks khiến bạn nghĩ rằng, nếu không đi uống ngay mà để sang tuần, sẽ là quá muộn và chẳng còn cơ hội để thử nữa.

3. Hiển thị giá cả trong menu theo cách đặc biệt: Kết thúc bằng số 0 hoặc 5

9 thủ thuật tâm lý Starbucks áp dụng để thao túng khách hàng - Ảnh 1.

Trong các nhà hàng Starbucks, giá kết thúc bằng 5 hoặc 0.

Điều này là do những con số này dễ dàng che giấu sự thay đổi về giá. Theo thống kê, khách hàng không nhận thấy giá tăng nếu giá đó không làm tròn. Bộ não của chúng ta làm tròn số tự động để che giấu những điểm không hoàn hảo.

4. Bài trí ánh sáng để dụ khách hàng vào chi tiền, dù họ chẳng lên kế hoạch trước

9 thủ thuật tâm lý Starbucks áp dụng để thao túng khách hàng - Ảnh 2.

Nghe có vẻ khó tin nhưng Starbucks sử dụng ánh sáng để khiến khách hàng móc ví.

Khi bạn vào một quán Starbucks, hầu như chỉ có quầy thanh toán với các kệ sản phẩm là có nhiều ánh sáng nhất. Sự sáng sủa khiến ta đưa ra đánh giá tích cực hơn, do đó dễ bốc đồng hơn và chi nhiều tiền hơn.

Điều này giống như 1 mũi tên trúng 2 đích: Dẫn khách hàng đi theo hướng cần thiết và thu hút sự chú ý vào những sản phẩm mà Starbucks muốn bán nhất.

5. "Đào tạo" khách hàng mua phiên bản nhẹ hơn nhưng đắt hơn của cà phê rang xay đắng ngắt

Theo các chuyên gia về cà phê, các loại cà phê rang xay tại Starbucks như Espresso chỉ dành cho những khách hàng nghiện caffein, thích hương vị mạnh. Và như vậy, phần còn lại phải mua frappuccino hoặc latte.

Rõ ràng, chúng đắt hơn nhưng hầu hết khách hàng lại được "đào tạo" để mua phiên bản nhẹ hơn nhưng đắt hơn của cà phê đắng.

6. Bố trí quầy tính tiền sao cho khách hàng chẳng muốn rời đi

9 thủ thuật tâm lý Starbucks áp dụng để thao túng khách hàng - Ảnh 3.

Mẹo này được Starbucks mượn của các hệ thống bán lẻ quần áo.

Quầy tính tiền sẽ được bố trí ở giữa hoặc góc xa của tiệm, điều này khiến khách hàng bắt buộc phải đi qua những dãy sofa thoải mái hoặc vị trí đẹp để sống ảo - vô tình khiến họ muốn ngồi xuống.

Và một khi đã có chỗ ngồi thoải mái, người ta sẽ sẵn sàng chi tiền để gọi thêm đồ.

7. Starbucks làm khách hàng nảy sinh cảm giác "hơn người" khi sử dụng sản phẩm của họ

9 thủ thuật tâm lý Starbucks áp dụng để thao túng khách hàng - Ảnh 4.

Tâm lý chung của mọi người về Starbucks, rõ ràng đây là thương hiệu cao cấp.

Từ giá cả, có thể thấy ngay Starbucks nhắm vào nhóm người với thu nhập trung bình, họ thừa sức chi trả cho những mặt hàng bình thường (bánh kẹo, cà phê, trà sữa...).

Trên thực tế, trong martketing còn có hẳn thuật ngữ "hiệu ứng Starbucks", ám chỉ những công ty tạo dựng hình ảnh cao cấp để bán những món đồ bình thường với giá cao hơn bình thường.

Và không cần bàn đến chất lượng cà phê, vô số người kéo đến Starbucks chỉ vì "loại đồ uống này không phải ai cũng được sử dụng."

Thêm 1 sự thật thú vị: Cà phê Starbucks ở Nga là đắt nhất, một cốc latte cỡ lớn bán ra tại các thành phố ở Nga đắt gấp đôi ở Ba Lan.

8. Khi sức mạnh của thương hiệu ảnh hưởng đến lối suy nghĩ cơ bản của hầu hết con người

9 thủ thuật tâm lý Starbucks áp dụng để thao túng khách hàng - Ảnh 5.

Để duy trì hình ảnh trong tâm trí khách hàng, rõ ràng Starbucks phải chi rất nhiều cho quảng cáo.

Chỉ trong năm 2018, họ đã dành ra tới 260 triệu USD ngân sách quảng cáo. Hầu hết trong số này được chi để duy trì lòng trung thành của khách hàng - Starbucks giờ đã trở thành từ đồng nghĩa tương tự với cà phê và ngược lại.

Chỉ cần nghĩ về câu chuyện hớ hênh gần đây trong Game of Thrones mùa cuối là rõ.

9. Thu hút khách hàng bằng quảng cáo nhấn mạnh vào sự tươi ngon hấp dẫn của món ăn, ví dụ như bánh nướng mới ra lò

Nhiều người dùng reddit từng làm việc tại Starbucks đã bóc mẽ thương hiệu này, rằng hầu hết bánh ngọt của họ là đồ đông lạnh, chứ không phải được nướng mỗi ngày.

Chúng không hề ngon và "fresh" như quảng cáo, và bị bán đắt một cách vô lý. Nếu muốn ăn bánh nướng xịn và đáng tiền, Starbucks chưa phải là địa chỉ tốt nhất đâu.

Bonus: Bạn có muốn biết cách tiết kiệm tiền khi đến Starbucks không? (không phải đến ngắm không mua gì nhé)

9 thủ thuật tâm lý Starbucks áp dụng để thao túng khách hàng - Ảnh 6.

Những nhân viên từng làm việc tại Starbucks đã tìm thấy nhau trên reddit, và họ đều phải gật đầu rằng: Cốc cappuccino trung bình (grande) và lớn (venti) có chứa cùng một lượng espresso (cà phê ép đặc). Cốc lớn chỉ đơn giản có nhiều sữa và nước đường hơn, còn lượng caffein vẫn vậy.

Vì thế, nếu tiết kiệm nhất khi uống cà phê tại Starbucks, hãy gọi cỡ nhỏ hơn vì hiệu quả tỉnh táo là như nhau.

(Tổng hợp)