Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược "ăn hoa nhả ngọc" thế này, hỏi sao ai cũng muốn "xuyên không" một lần

Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng những bộ cung đấu thì chẳng bao giờ hết... "hot". Nói một cách công bằng, phim cung đấu không chỉ hấp dẫn bởi các màn "xéo sắc" và mưu sâu kế hiểm. Được chăm chút từ các yếu tố nhỏ nhất như phục sức đến món ăn, nó đã mở ra một thế giới diễm lệ của những quý tộc sống cảnh "cẩm y ngọc thực", một vẻ đẹp quá vãng mà người hiện đại chỉ có thể trầm trồ mà thôi.

Mỹ thực cung đình ngày xưa qua thước phim cung đấu.

Truyền thuyết về bữa ăn trăm món trong cung đình ngày xưa khiến người ta có chút hiểu lầm: Thức ăn cung đình chắc là thừa mứa thịt thà lắm. Kì thực, các bộ phim cung đấu đã chứng minh, phụ nữ hoàng tộc ngày xưa ăn uống rất thanh tao. Lấy hoa làm canh, lấy cây ướp bánh, vừa ngon miệng vừa dưỡng nhan, khiến đời sau phải chạy dài về độ khoa học và tinh tế, điển hình như các món ăn sau:

Canh ám hương

Trong nguyên tác Hậu cung Như Ý truyện có miêu tả rất rõ ràng: Hoa mai tháng chạp, sáng sớm hái một ít hoa tươi nhất, đem sao thật vừa tay để giữ nguyên hương hoa thơm ngát. Hoa bỏ vào bát, thêm mật ong thượng hạng và nước sôi vào, cánh hoa sẽ từ từ bung nở và lan tỏa màu đỏ hồng, giống như khi còn tươi xanh trên cành.

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược ăn hoa nhả ngọc thế này, hỏi sao ai cũng muốn xuyên không một lần - Ảnh 2.

Phải chăng đây là tiền thân của trào lưu hoa đậu biếc đổi màu, với những cánh hoa nhảy múa sinh động như thật?

Dĩ nhiên, Như Ý không chỉ yêu thích món này vì nó đẹp mắt, mà còn vì tác dụng dưỡng nhan của nó. Đây được xem là loại canh/trà detox từ thời cổ đại, giúp làm sạch ruột, thải độc cơ thể và làm da hồng nhuận mịn màng. Quả nhiên là thâm sâu như hậu cung đời xưa, ăn hoa để đẹp như hoa vậy!

Quế hoa cao

Tương truyền cứ 10 bộ ngôn tình hay cung đấu thì có... 9 bộ rưỡi xuất hiện bánh hoa quế, khẳng định mức độ kinh điển của nó trong ẩm thực dân gian lẫn ngự thiện cung đình Trung Hoa. Thiên hạ đồn rằng cung phi ngày xưa thích tắm thơm từ hoa để tạo ra mùi hương quyến rũ, mà hoa quế chính là lựa chọn số một. Vì thế, ngoài hương vị thơm ngon và vẻ ngoài bắt mắt thì quế hoa cao còn có ẩn ý thâm sâu hơn nhiều: Bánh thơm như người, dùng bánh nhớ thiếp.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp loại bánh này trong Hậu cung Chân Hoàn truyện và Hậu cung Như Ý truyện, với hình dáng đơn giản mà bắt mắt: Màu trắng trong ngần điểm xuyến hoa quế lấp lánh, thoạt nhìn như dát vàng.

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược ăn hoa nhả ngọc thế này, hỏi sao ai cũng muốn xuyên không một lần - Ảnh 3.

Quế hoa cao chỉ chung các loại bánh làm từ hoa quế, hình dáng rất đa dạng: Trong suốt như thạch, bóng mịn như bánh nếp hấp hoặc giòn xốp với lớp bột phủ bên ngoài.

Nguyên liệu cơ bản của bánh là bột nếp, đường, hoa quế ngâm đường hoặc ngâm mật. Các nguyên liệu trên trộn đều thành hỗn hợp dẻo mịn, nhào tới khi khối bọt bóng loáng, hòa quyện thì cắt thành từng miếng vuông xinh xắn. Đây cũng là phiên bản truyền thống hay được dùng trong cung đình nhất. Ngoài ra, bánh có thể thêm chất làm đông để có vị giống thạch, hoặc thêm sữa dừa, sữa dê để tạo kết cấu xốp dẻo, béo mịn hơn:

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược ăn hoa nhả ngọc thế này, hỏi sao ai cũng muốn xuyên không một lần - Ảnh 4.

Những khoảnh khắc đậm chất visual của quế hoa cao trong Chân Hoàn truyện và Như Ý truyện.

Tuy nghe đơn giản nhưng quế hoa cao có hương vị rất đặc biệt, được miêu tả là xốp mà không khô, ngọt mà không gắt, trên hết là được bao phủ bởi hương vị hoa quế nồng nàn khiến người ta không thể dừng ở miếng đầu tiên. Bí quyết nằm ở việc ngâm hoa quế cho bớt chất cay, ngào với đường và mật để giữ nguyên cái hương thơm nồng ấp mà không gây tê lưỡi, rát họng, càng ăn càng ấm bụng và dễ chịu.

Hồng hoa tô, đào hoa tô

Hai loại bánh này hay đi cùng với nhau vì nguyên lý chế biến khá tương đồng: Chọn những loại hoa ngào ngạt hương thơm là hoa đào và hồng, giữ nguyên cánh hoa tươi đem nhào với bột làm bánh. Loại bánh này xuất hiện khá nổi bật trong Hậu cung Như Ý truyện, rực rỡ và nhỏ xinh, nổi bật tên nền sứ thanh hoa, chỉ nhìn cũng thấy thèm:

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược ăn hoa nhả ngọc thế này, hỏi sao ai cũng muốn xuyên không một lần - Ảnh 5.

Tương tự như các loại "bánh hoa" khác, cánh hoa đào và hoa hồng được thu gom khi mới chớm nở, chưa bung xòe nhiều để giữ lại hương thơm thanh tân nhất. Hoa sẽ được đem sao khô rồi làm bánh theo nhiều cách khác nhau. Với Hồng hoa tô, người ta thường ngào hoa cùng đậu, đường làm nhân bánh, tạo ra loại bánh ba lớp tinh diệu: Lớp đầu xốp giòn, lớp giữa mềm mịn và lớp cuối cùng ngào ngạt hương hoa mùa xuân, quẩn quanh trong khoang miệng cả ngày.

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược ăn hoa nhả ngọc thế này, hỏi sao ai cũng muốn xuyên không một lần - Ảnh 6.

Đào hoa tô thì đa dạng hơn, có lúc người ta lấy cánh hoa làm nhân bánh, có lúc trộn thẳng cánh hoa với bột nếp, lại có lúc chỉ chiết lấy nước ép từ cánh hoa để tạo màu và hương thơm. "Tiên nữ nấu ăn" Lý Tử Thất từng biểu diễn kĩ nghệ làm bánh hoa đào này trong một video của mình, phần nào hé mở sự cầu kì tinh tế của các loại bánh điểm tâm thời xưa:

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược ăn hoa nhả ngọc thế này, hỏi sao ai cũng muốn xuyên  không một lần - Ảnh 7.

Các loại bánh ngọt tạo hình hoa cỏ

Đỉnh cao của việc "ăn hoa nhả ngọc" trong hậu cung xưa là đây: Dùng hoa chưa đủ, mà còn phải tạo hình món ăn giống hoa cho đẹp và sang nữa! Dĩ nhiên, việc này không chỉ đáp ưng nhu cầu thẩm mỹ của hội quần hồng, mà còn truyền tải nhiều ý nghĩa văn hóa quan trọng: Các loại bánh được trình bày một cách trang trọng, nhằm khẳng định địa vị của người hoàng gia qua các loại hoa quý như mai (quẩn tử), hoa sen (thanh cao), mẫu đơn (quốc sắc thiên hương), v.v…

Hai gương mặt vàng trong làng cung đấu ngày xưa chính là Phù dung cao và Lục sen cao. Thực chất, phù dung cũng chính là hoa sen nhưng mang màu vàng, thường được nữ giới đặc biệt yêu thích, trong khi lục sen là hoa sen xanh, thanh nhã khẳng khái, chính là món ăn ưa thích thuở nhỏ của vua Càn Long.

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược ăn hoa nhả ngọc thế này, hỏi sao ai cũng muốn xuyên không một lần - Ảnh 8.

Bánh lục sen xuất hiện trong Diên Hy công lược…

Nhìn phi tần trong Như Ý Truyện, Diên Hy Công Lược ăn hoa nhả ngọc thế này, hỏi sao ai cũng muốn xuyên không một lần - Ảnh 9.

… và bánh Phù Dung được nhắc đến trong Bộ bộ kinh tâm, Chân Hoàn truyện, Như Ý truyện.

Thực chất, các loại bánh này là những công thức điểm tâm thông thường từ bột nếp, đậu, đường, đôi khi có thêm bát bửu (8 loại hạt quý mang công dụng bồi bổ hoặc chữa bệnh). Nhưng qua bàn tay tài ba của đầu bếp cung đình, chúng lại hóa thành những tác phẩm điêu khắc thật sự, so với nghệ thuật wagashi của Nhật Bản lại chẳng kém là bao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét