Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

Drama dài tập mang tên "dịch món Việt sang tiếng Anh": Kẻ nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán

Nếu 5 - 7 năm trước, người nước ngoài nhắc đến món Việt chỉ biết phở bò, thì chỉ trong hai năm đổ lại đây, cơn sốt ẩm thực Việt đã thực sự bùng nổ. Người nước ngoài bắt đầu có cái nhìn phong phú hơn về ẩm thực Việt, và "săn lùng" từ những món cơm nhà như cá kho, thịt kho, canh chua, các loại bún đến những món ăn mang tính "exotic" (độc, dị) như nhộng, đuông dừa, trứng vịt lộn.

Đây rõ ràng là một tín hiệu đáng mừng, cho đến khi khâu cơ bản nhất của ăn uống xuất hiện: Gọi món.

Thử tưởng tượng bạn là một người nước ngoài tới Việt Nam, hăm hở bước vào nhà hàng và… đực mặt trước thực đơn gì đọc không hiểu gì cả! Kể cả người Việt khi du lịch nước ngoài, cũng trải qua bao phen dở khóc dở cười thì thấy món ăn quê nhà bị dịch sai trầm trọng

Drama "dịch món Việt sang tiếng Anh" còn dài hơn Cô dâu tám tuổi, khi mỗi ngày chúng ta lại chứng kiến một "tác phẩm dịch thuật" đường phố - mà nếu may mắn – sẽ thành trò cười trên mạng. Bằng không, đó sẽ là khởi đầu của một cuộc cãi vã không hồi kết bởi bất đồng ngôn ngữ.

 Tập 1: Những thực đơn dịch bởi chị Google

Sự bùng nổ của khách du lịch tới Việt Nam kéo theo ảnh hưởng sâu rộng của tiếng Anh lên mọi mặt đời sống. Bây giờ, người bán hàng rong ở chợ Bến Thành cũng biết nói tiếng Anh. Trẻ em vùng núi hẻo lánh cũng có thể "bắn" tiếng Anh như một hướng dẫn viên du lịch thực thụ. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những trường hợp sử dụng tiếng Anh đầy bi hài và… trật lất.

Đơn cử như loạt thực đơn từng làm cư dân mạng cười đau bụng dưới đây. Quá tin tưởng "chị Google",  các nhà hàng đã bê nguyên xi bản dịch vụng về kiểu word by word – dịch từng chữ một mà không quan tâm tổng thể ngữ nghĩa – vào thực đơn của mình. Nhìn những phụ đề này, có lẽ chính người Việt cũng không nhận ra món ăn dân tộc, nói chi người nước ngoài!

Công thức dịch tên các loại bánh Việt sang tiếng Anh: Cứ "cake" hoặc "pie" rồi cộng tính từ là xong. Chúng ta sẽ có hàng loạt cái tên ngộ nghĩnh như little cake (bánh ít), pie beo (bánh bèo), filter pie (bánh lọc)...

Drama dài tập mang tên dịch món Việt sang tiếng Anh: Kẻ nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán - Ảnh 1.

Nhà hàng cũng áp dụng kiểu dịch từng chữ này cho các món khác như nem is gone (Nem lụi), grilled banana tea (chè chuối nướng)...

Drama dài tập mang tên dịch món Việt sang tiếng Anh: Kẻ nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán - Ảnh 2.

Với sức sáng tạo vô biên, các nhà hàng còn khiến những nhà động vật học "khóc thét" vì loạt tên động vật lạ lùng, ví dụ như false dog (giả cày) hay fighting cock (gà chọi).

Drama dài tập mang tên dịch món Việt sang tiếng Anh: Kẻ nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán - Ảnh 3.

Thỉnh thoảng, bạn cũng có thể ghi dấu thương hiệu bằng cách chêm tên quán vào món ăn – ví dụ như dịch thẳng quán Nhớ thành "missing" thế này.

Drama dài tập mang tên dịch món Việt sang tiếng Anh: Kẻ nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán - Ảnh 4.

Tập 2: Một món ăn 800 cái tên

Kể cả khi bạn đã thông thạo tiếng Anh đi chăng nữa, việc dịch tên món Việt cũng lắm chuyện đau đầu.

Vấn đề lớn nhất là không có sự thống nhất trong cái tên tiếng Anh của các món Việt Nam. Nếu như Phở hay Bánh mì đã quá nổi tiếng, và giữ được tên riêng của mình như một thương hiệu, thì với các món ăn Việt ít phổ biến hơn, việc nhầm lẫn tên tuổi là điều khó tránh. Spring rollss là một ví dụ điển hình. Nếu thử google từ này, bạn sẽ nhận nhiều kết quả hình ảnh khác nhau, lúc là ném (chả giò) rán, lúc lại là gỏi cuốn.

Drama dài tập mang tên dịch món Việt sang tiếng Anh: Kẻ nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán - Ảnh 5.

Trên các diễn đàn hỏi đáp lớn như Quora, Reddit, chủ đề phân biệt giữa Nem rán và gỏi cuốn, Spring rollss hay Summer rollss cũng chưa bao giờ hết nóng. Đến một bộ phận người Việt cũng bối rối, không biết đâu là cái tên chính xác cho cả nem rán lẫn gỏi sống đây?

Drama dài tập mang tên  dịch món Việt sang tiếng Anh: Kẻ nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán - Ảnh 6.

Trong một phỏng vấn, Chaeryeong của ITZY tiết lộ cô thích nhất món spring rollss (gỏi cuốn) của Việt Nam. Chưa kịp hí hửng vì có "cheap moment" với idol, các fan Việt đã bùng nổ tranh luận: "Spring rollss là nem rán mà?", " Bên mình ra nhà hàng châu á muốn ăn nem rán phải gọi egg rollsss... kiểu tuỳ dịch ý, chả hiểu sao luôn ạ", "spring rollsss là chả giò chiên, còn summer rollsss là gỏi cuốn tôm thịt, rau sống, sau này ng ta gọi lẫn lộn nên cứ hiểu chung chung là món cuốn được rồi".

Tập 3: Dịch hay không dịch? Đó mới là vấn đề!

Ở một số trường hợp, việc dịch hay giữ nguyên tên món ăn cũng đã đủ gây tranh cãi. Bánh canh chính là một trường hợp điển hình.

Bức ảnh chụp bánh canh đóng gói trong siêu thị Tây, với cái tên "Vietnamese Udon" (mì udon kiểu Việt) đã gây tranh cãi trên một hội nấu ăn dành cho người Việt tại nước ngoài. Người lập topic cho rằng, việc gọi bánh canh là "udon" đã xâm phạm tính đặc trưng của cả hai nền ẩm thực Việt – Nhật, khi rõ ràng bánh canh lẫn udon khác nhau từ nguyên liệu đến hương vị.

Drama dài tập mang tên dịch món Việt sang tiếng Anh: Kẻ nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán - Ảnh 7.

Trong khi đó, một số ý kiến đồng tình với các dịch trên: "Bánh canh không nổi tiếng như Phở. Gắn liền bánh canh với một món mì như udon sẽ giúp người nước ngoài dễ mường tượng về nó hơn", "Mình vẫn gọi như thế bao lâu nay. Giờ ra hàng, muốn ăn bánh canh thì phải gọi là Vietnamese udon thôi!"

Trường hợp này cũng từng xảy ra với bánh mì thịt, khi nhiều tờ báo nước ngoài đã gọi nó là Vietnamese sandwich (sandwich kiểu Việt). Có lẽ cách dịch này giúp người phương Tây dễ liên tưởng về món Việt hơn, nhưng nó vô tình tạo ra cái nhìn sai lệch, đồng thời làm mất đi bản sắc độc đáo của món bánh mì Việt.

Drama dài tập mang tên dịch món Việt sang tiếng Anh: Kẻ  nhầm lẫn hài hước, người bức xúc đến cãi nhau sứt đầu mẻ trán - Ảnh 8.

Trang OC Weekly đã làm hẳn một bài viết "giải oan" cho bánh mì, chỉ ra bánh mì Việt nam làm từ "bread" chứ không phải "sandwich".

Kết:

Giữa muôn trùng drama, đâu là hướng đi cho cái tên tiếng Anh của món Việt? Có lẽ, nó xuất phát từ ý thức chuyện nghiệp của mỗi chúng ta: Đã dịch, phải dịch đúng. Không thì hãy giữ nguyên.

Với những cái tên dễ gây nhầm lẫn như spring rollss hay summer rollss, bạn hoàn toàn có thể tra cứu các từ điển uy tín như Cambridge hay Collin. Trong đó, spring rollss được miêu tả là món nem rán hay chả giò, với "rau và thịt cuốn bên trong rồi chiên giòn lên", còn summer rollss mới là món gỏi cuốn tôm thịt.

Với những món ăn đã quá nổi tiếng, lên hàng biểu tượng quốc dân như Phở hay Bánh mì, việc giữ nguyên tên là hoàn toàn hợp lý, khi chính các từ điển quốc tế cũng công nhận chúng như những danh từ riêng.

Mặt khác, khi thiết kế thực đơn tiếng anh, đừng có "sáng tạo" một cái tên hoa mỹ hay hài hước. Bạn hoàn toàn có thể ghi tên gốc tiếng Việt, kèm dòng mô tả món ăn bên dưới, để thực khách hiểu rõ hơn món ăn họ sắp gọi.

Nguồn : Flickr, Quora, Reddit, OC Weekly

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét